1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hữu Khương
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/02/1990
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 283/QĐ-ĐHNN ngày 15/01/2016
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đổi tên đề tài luận án
Tên đề tài luận án trước khi chỉnh sửa:
鲁迅巴金小说中人物命名特点研究——与南高、阮公欢小说中人物命名对比
Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đặc điểm tên nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, Ba Kim - So sánh với tên nhân vật trong tiểu thuyết của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan
Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa theo Quyết định số 1208/QĐ-ĐHNN ngày 21/6/2017:
Bằng ngoại ngữ : 鲁迅、巴金、老舍文学作品中人物命名特点研究——与南高、阮公欢、吴必素文学作品中人物命名对比
Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đặc điểm tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá – So sánh với tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố
7. Tên đề tài luận án:
Bằng ngoại ngữ : 鲁迅、巴金、老舍文学作品中人物命名特点研究——与南高、阮公欢、吴必素文学作品中人物命名对比
Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đặc điểm tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá – So sánh với tên nhân vật trong tác phẩm văn học của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc
9. Mã số: 9220204.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Cầm Tú Tài
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
+ Bằng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát, thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu 682 tên nhân vật trong các tác phẩm của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và 509 tên nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, luận án cung cấp số liệu tương đối đầy đủ về tên nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học đã chọn, tiến hành phân loại và phân tích dựa trên các căn cứ định danh, cấu trúc, ý nghĩa, hàm ý văn hóa, chức năng nghệ thuật của tên nhân vật. Từ đó làm rõ đặc điểm tên nhân vật, các yếu tố ảnh hưởng đến cách đặt tên nhân vật, các thủ pháp tu từ được tác gia sử dụng trong quá trình đặt tên nhân vật. Đồng thời tiến hành so sánh chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm, hàm ý văn hóa của tên nhân vật trong tác phẩm văn học của các tác giả Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, đại diện cho văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến phép định danh (tên người và tên nhân vật trong tác phẩm văn học), phân tích thủ pháp nghệ thuật đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học …
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong ngôn ngữ - văn hóa cho các khoa chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam, trong đó có giảng dạy văn học hiện đại Trung Quốc, cũng như giảng dạy tiếng Việt cho cho sinh viên Trung Quốc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu đặc điểm tên nhân vật và thủ pháp nghệ thuật đặt tên nhân vật trong tác phẩm văn học của các tác giả khác.
- Nghiên cứu phép định danh và nội hàm văn hóa của nó trong các lĩnh vực khác như đặt tên công ty, cửa hàng, vật dụng, … của người Trung Quốc và người Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Hữu Khương (2015) Đôi nét về đặc điểm họ tên của người Trung Quốc và người Việt Nam (2015), T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 7(237)-2015.
2. Phạm Hữu Khương (2015) Đặc điểm tên gọi các thành viên gia đình Lỗ Thị trong tác phẩm “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, Hội thảo KH của CBGV trẻ trường ĐHTĐ Hà Nội.
3. Phạm Hữu Khương, Phạm Ngọc Hàm (2015), Về tên nhân vật trong tác phẩm “Gia đình” của Ba Kim, HTKH cấp Quốc gia-ĐHQGHN.
4. Cầm Tú Tài, Phạm Hữu Khương (2016), Bàn về tên nhân vật trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, T/c Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 1/2016.
5. Phạm Hữu Khương (2017), Giá trị nghệ thuật của tên nhân vật trong tiểu thuyết Lỗ Tấn, Hội thảo KHQG dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh lần thứ nhất. |