TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:00:13 Ngày 14/05/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hà Thị Quỳnh Anh
Tên đề tài: Nghiên cứu từ ngữ chứa 水/ SHUI trong tiếng Hán từ góc độ tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thị Quỳnh Anh                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/3/1985                                                             4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án:       汉语词语

                                       ——越南对应词语对

Nghiên cứu từ ngữ chứa / SHUI trong tiếng Hán từ góc độ tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                                    9. Mã số: 9220204.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- PGS.TS Cầm Tú Tài                   - TS. Hoa Ngọc Sơn

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:

Thông qua khảo sát 2267 từ ngữ chứa yếu tố (nước) trong tiếng Hán, bao gồm các từ ngữ có từ tố (nước) ở vị trí đầu, giữa và cuối, dựa trên các bình diện phạm trù hóa, tính tương đồng, lí thuyết ẩn dụ, chúng tôi tiến hành phân tích về đặc điểm của từ ngữ nguyên mẫu ngữ nghĩa, nghĩa tri nhận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, phương thức tri nhận của hai ngôn ngữ Hán và Việt chủ yếu được thực hiện thông qua phép ẩn dụ và hoán dụ. Hai phương thức này là cách mọi người tri nhận về thế giới khách quan, nghĩa là thông qua phép ẩn dụ và ẩn dụ để nhận ra những sự vật hoặc hiện tượng khác. Đồng thời, hai phương pháp nhận thức này cũng cho thấy rằng trong quá trình phân loại thế giới khách quan, việc mở rộng phạm trù chủ yếu dựa trên sự tương đồng giữa những nội dung so sánh và những mối tương quan giữa các miền ý niệm. Ý nghĩa thu được từ ẩn dụ và tri nhận cùng với ý nghĩa văn hóa của “nước” tạo thành phạm trù ngữ nghĩa của “” và “nước”. Ý nghĩa tương tự của hai ngôn ngữ trong ẩn dụ nước bắt nguồn từ sự tương đồng trong cơ chế tri nhận. Tất cả chúng đều sử dụng “nước” làm miền nguồn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra các đặc điểm vật lý như môi trường tồn tại, dạng thức tồn tại, nhiệt độ, chức năng của nước đã làm cơ sở cho sự tư duy của cộng đồng ngôn ngữ Hán và Việt trong việc xây dựng mô hình tri nhận về một sự vật hoặc khái niệm khác ở miền đích, quá trình xây dựng tri nhận được thể hiện bằng phép ẩn dụ, tỏa tia và ánh xạ, và là sản phẩm của giai đoạn phát triển của nhận thức cao, mang tính trừu tượng. Quá trình xây dựng có nhiều khía cạnh và đa góc cạnh, do đó, phép ẩn dụ về nước cũng rất đa dạng. Các nghĩa ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt có cả điểm tương đồng và khác biệt. Điều đó cho về mặt nhận thức, hai dân tộc có những sự giống nhau và khác nhau trong tư duy, trong tính nghiệm thân về thế giới khách quan và về đặc trưng văn hóa dân tộc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu này không chỉ đóng góp cho nghiên cứu tiếng Việt tại Trung Quốc, tiếng Trung tại Việt nam mà còn có thể đóng góp làm tường minh hơn các lý thuyết liên quan khác, và có thể đóng góp trong giảng dạy tiếng Trung như một ngôn ngữ thứ hai, và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, biên soạn sách giáo khoa, và dịch thuật Hán-Việt.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Việt Nam tới các ý niệm của từ (nước).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Hà Thị Quỳnh Anh (2017), Tính biểu trưng của thành ngữ chứa yếu tố /SHUI trong tiếng Hán. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia dành cho Học viên cao học & Nghiên cứu sinh lần thứ nhất (ĐHQGHN), tr23 - tr30, năm 2017 (ISBN: 978-604-62-9306-4)

(2) Cầm Tú Tài - Vũ Phương Thảo & Hà Thị Quỳnh Anh (2018), 、越含水词语. Kỷ yếu Hội thảo 2018 International graduate research symposium proceedings (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc - ĐHQGHN), tr243 - tr252, năm 2018 (ISBN: 978-604-625281-8)

(3) Cầm Tú Tài & Hà Thị Quỳnh Anh (2019) Đặc trưng văn hóa Trung Hoa: Góc nhìn qua từ ngữ chứa /SHUI. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tr61 – tr76, số 7 (215) 2019 (ISSN – 0868 3670).

 Lan Anh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ