1. Họ và tên: Nguyễn Văn Trường 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 07/05/1988 4. Nơi sinh: Phú Thọ 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Nghiên cứu sinh đổi tên đề tài luận án 01 lần: Từ tên đề tài: “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển tư tưởng triết học ở Việt Nam hiện nay” theo Quyết định số: 388/QĐ-XHNV, ngày 28/02/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sang tên đề tài luận án: “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó” theo Quyết định số: 3935/QĐ-XHNV, ngày 11/10/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tên đề tài luận án: Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó 8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử 9. Mã số: 62.22.03.02 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án đã góp phần phân tích làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Triết học của Martin Heidegger và ý nghĩa hiện thời của nó”. - Luận án đã làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời triết học của Martin Heidegger, bao gồm cuộc đời và sự nghiệp của ông như là yếu tố chủ quan; những điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa và những tiền đề tư tưởng như là các yếu tố khách quan cho sự ra đời triết học của ông. - Luận án đã phân tích một cách hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Martin Heidegger, đặc biệt là bản thể luận, đạo đức học và triết học ngôn ngữ. - Luận án đã luận giải làm rõ được ý nghĩa hiện thời trong tư tưởng triết học của M.Heidegger trên cơ sở đánh giá và so sánh có phê phán trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án đã cố gắng tìm ra những “hạt nhân hợp lý” và giá trị gợi mở của triết học của Martin Heidegger cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam hiện nay. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phương Tây hiện đại, tạo tiền đề để lĩnh hội văn hóa phương Tây nói chung, văn hóa Đức nói riêng trên tinh thần “gạn đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Lôgíc học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử v.v... 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Văn Trường (2018), “Quan niệm của Martin Heidegger về con người trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian””, Tạp chí Giáo dục lý luận (282), tr.57 - 64. - Nguyễn Văn Trường (2018), “Quan niệm về con người của triết học Phật giáo và triết học hiện sinh của Martin Heidegger - một số điểm tương đồng và khác biệt”, Tạp chí Giáo dục lý luận (285 + 286), tr.62 - 66. - Nguyễn Văn Trường (2019), “Về “cái chết” trong triết học hiện sinh của Martin Heidegger”, Tạp chí Thông tin Khoa học lý luận chính trị (2), tr.66 - 70. |