1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Xuân Tình 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 26/05/1983 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 61/QĐ-ĐHKT ngày 13/01/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 7. Tên đề tài luận án: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Bằng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung lý luận về năng lực cạnh tranh, các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Thứ hai, thông qua phương pháp định lượng, luận án đã kiểm chứng, phân tích được tác động và ảnh hưởng của các nhân tố năng lực cạnh tranh động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam như thế nào. Thứ ba, luận án phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam và đề xuất ra các giải pháp căn bản để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Thứ tư, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về việc vận dụng lý thuyết cạnh tranh động để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu này có thể đem lại những ý nghĩa nhất định cho các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp liên quan. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp là cơ sở thực tiễn để đưa ra các đề xuất về các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đưa ra một số gợi mở cho Nhà nước, cơ quan quản lý xây dựng chính sách, chiến lược, tạo điều kiện về môi trường, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp sản xuất TACN một cách mạnh mẽ và hiệu quả. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Có thể thấy năng lực cạnh tranh động doanh nghiệp là một vấn đề mới và phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu về năng lực cạnh trạnh động trong giai đoạn tới cần được nghiên cứu sâu trên các lĩnh vực khác nhau trong bối cảnh hội nhập. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần mở ra những nghiên cứu tiếp theo về năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập toàn diện của Việt Nam. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án | 1 | Lê Xuân Tình: “Về số lượng và chất lượng giảng viên trong các cơ sở đào tạo đại học” Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tháng 12/2013 | 2 | Lê Xuân Tình: “Phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao tại ĐHQGHN” Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tháng 4/2014. | 3 | Lê Xuân Tình: “Kinh nghiệm một số tập đoàn sản xuất TACN trên thế giới và những gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 08 tháng 03/2019. | 4 | Lê Xuân Tình: “Giải pháp phát triển các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, Số 04 (189), năm 2019. | 5 | Lê Xuân Tình: “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 28 tháng 10/2019. | |