1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Hiền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 04/7/1981 4. Nơi sinh: Gia Tiến – Gia Viễn – Ninh Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án sau khi Hội đồng đánh giá cấp Bộ môn góp ý vào ngày 05/8/2019. - Tên đề tài cũ : Đặc điểm vai giao tiếp của người chiến sĩ CAND Việt Nam qua một vài kịch bản phim cảnh sát hình sự - Đề tài mới: Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim) 7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim) 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 62 22 02 40 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS,TS. Nguyễn Văn Khang 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án đã xác lập được khung lí thuyết, gồm: giao tiếp, vai giao tiếp, hành vi ngôn ngữ, giao tiếp chính thức và giao tiếp phi chính thức. - Từ góc độ giao tiếp chính thức và giao tiếp phi chính thức, luận án khảo sát, phân tích chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong lực lượng công an nhân dân được thể hiện trong xưng hô và ở một số hành vi ngôn ngữ đặc trưng. - Từ tư liệu thực tế, luận án xác lập các mô hình xưng hô, các biểu thức ngôn ngữ của một số hành vi ngôn ngữ đặc trưng theo các cặp vai trên-vai dưới, vai ngang; chú trọng khảo sát các cặp vai giao tiếp trong nội lực lượng công an nhân dân và cặp vai giao tiếp giữa lực lượng công an nhân dân với các đối tượng bên ngoài lực lượng công an nhân dân. - Kết quả nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ các vai giao tiếp của người chiến sĩ CAND Việt Nam cho thấy, giao tiếp của người chiến sĩ CAND vừa mang tính chính thức vừa mang tính phi chính thức; vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Đây là biểu hiện sâu sắc nhất trong việc thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn đạo đức và tư cách của người CAND cách mạng. Kết quả nghiên cứu của luận án, về lí thuyết, góp phần vào nghiên cứu tương tác giao tiếp dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ -xã hội ( sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ). 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo để xây dựng phong cách giao tiếp trong lực lượng CAND; phục vụ công tác giảng dạy về giao tiếp; tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử của người chiến sĩ CAND trong nhà trường công an cũng như trong phong trào học tập và làm việc theo quy định của pháp luật trong thời đại mới. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam qua các thời kì gắn với sự trưởng thành, phát triến của Ngành.. 14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: 1. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2016), “Một vài đặc điểm vai giao tiếp của người chiến sĩ CAND qua tác phẩm Bí mật Tam Giác Vàng của nhà văn Nguyễn Như Phong” , Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr. 21-25 2. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), “Chủ đề giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam qua tác phẩm “Chạy án” của nhà văn Nguyễn Như Phong”, Hội thảo Ngôn ngữ cấp Quốc gia – Quy Nhơn, tr 405-410 3. Nguyen Thi Thuy Hien (2018), “Some Features of Vocative Communication in Vietnam People’s Public Security Force through the Film of "The Secret of the Golden Triangle", American Journal of Educational Research, Vol.6 (5), pp. 505-511 Link: http://pubs.sciepub.com/education/6/5/22/index.html 4. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2019), “Mối quan hệ giữa vai xã hội và vai giao tiếp của người chiến sĩ công an nhân dân (trên ngữ liệu phim “Bí mật tam giác vàng”)”, Hội thảo Ngôn ngữ cấp Quốc gia – Bình Dương, tr 240-250 5. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2019), “Tương tác giao tiếp giữa lãnh đạo và cán bộ/ chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân việt nam qua hành vi xưng hô (trên tư liệu phim “Bí mật tam giác vàng”)”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số đặc biệt – Tháng 5/2019, tr. 375-379 6. Nguyen Thi Thuy Hien (2019), “Vocative of the people’s public security force (Viewed from perspective of communicative ranks)”, World Journal of Social Sciences and Humanities, (Quyển 5 – tập 1- Tháng 4/2019), pp 36-46 Link: http://www.sciepub.com/WJSSH/content/5/1. 7. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2019), “Các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp chính thức của lực lượng công an nhân dân (qua một số phim truyện về Công an nhân dân)”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống , (9-289), tr 16-24 |