TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:06:37 Ngày 10/06/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Quốc Hải
Tên đề tài: Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên: Phan Quốc Hải                                          2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/7/1977                                                 4. Nơi sinh: Quảng Nam

5. Quyết định công nhận  Nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ -XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 02 năm trong đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Báo chí học                                       9. Mã số: 62 32 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Hường

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

- Xây dựng hệ thống lý thuyết về báo chí trên điện thoại di động, bao gồm khái niệm, đặc điểm, qui trình sản xuất và xuất bản sản phẩm.

- Xác định hình thức sản phẩm báo chí trên điện thoại di động qua giao diện, video, audio, hình ảnh, những yếu tố này có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản web.

- Xác định phương thức sản xuất nội dung cho sản phẩm báo chí trên trên điện thoại di động là ngắn gọn, súc tích, ưu tiên nhiều cho các lĩnh vực chính trị-xã hội, giải trí và chỉ dẫn. Đã có một số sản phẩm được sản xuất riêng cho phiên bản moblile với chiến lược phân phối và tiêu thụ riêng.

- Tính chất công chúng báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam là công chúng tương tác, kết nối, có độ tuổi trẻ, có sự hội tụ nội dung tiếp nhận. Sự hội tụ này có thể giúp công chúng trở thành nhà phân phối nội dung, nhà chuyển tiếp thông tin, nhà sản xuất.

- Phương thức sản xuất sản phẩm của báo chí trên điện thoại di động là đa nguồn, đa chiều, nhiều thành phần bao gồm nhiều nội dung từ nhà sản xuất và người dùng. Phương thức xuất bản của báo chí trên điện thoại di động là đa nền tảng, đa kênh, là tự tìm đến người dùng, là đo lường và gợi ý người dùng.

- Báo chí trên điện thoại di động tạo ra một hệ sinh thái mới: hệ sinh thái nguồn phát, hệ sinh thái kênh truyền, hệ sinh thái nội dung và hệ sinh thái người dùng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án cung cấp các chỉ số có giá trị khoa học làm cơ sở để các các cơ quan báo chí, truyền thông vận dụng vào sản xuất sản phẩm và xây dựng mô hình báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam.

- Luận án là tài liệu tham khảo giúp hoạch định các chiến lược phát triển, xây dựng các kế hoạch sản xuất, xuất bản, phân phối và tiêu thụ nội dung cho báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu mối quan hệ, sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ của báo chí trên điện thoại di động.

- Nghiên cứu sự biến đổi về nội dung và hình thức của sản phẩm và qui trình tiếp thị nội dung của các sản phẩm báo chí trên điện thoại di động.

- Nghiên cứu sự phối hợp giữa các nhà sản xuất và các nhà dịch vụ trong quá trình sản xuất và chuyển tải thông tin báo chí trên điện thoại di động.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Phan Quốc Hải (2016), “Phương thức thể hiện thông tin và công chúng báo điện tử   trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế Tập V(11), tr.49-62.

2. Phan Quốc Hải (2016), “Nhà báo hiện đại: từ khai thác thông tin trên mạng xã hội đến cách đưa tin mobile reporting”,  Kỷ yếu Hội thảo khoa học Báo chí & Mạng xã hội, Hội thảo khoa học Quốc gia về Báo chí, Hội nhà Báo Việt Nam, tr. 56-62.

3. Phan Quốc Hải (2016), “Báo chí di động tại Việt Nam-một loại hình truyền thông mới”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Khoa học Huế Tập IV(2), tr. 155-169.

4. Phan Quốc Hải (2017), “Những hướng tiếp cận nghiên cứu báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam và thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Báo chí và Truyền thông hiện đại-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Khoa học, Đại học Huế, tr. 20-28.

5. Phan Quốc Hải (2018), “Phương thức tham gia sản xuất tác phẩm của công chúng cho báo chí trên điện thoại di động hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập IIb, tr. 265-274.

6. Phan Quốc Hải (2018), “Để thu hút người đọc không chủ động cho báo chí trên điện thoại di động, Tạp chí Người làm báo Tập VIII (414), tr. 55-57.

7. Phan Quốc Hải (2018), “Báo chí di động-Một loại hình truyền thông mới tại Việt Nam”, Báo chí truyền thông-những vấn đề trọng yếu, Viện đào tạo báo chí và Truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 254-268.

8. Phan Quốc Hải (2019), “Chiến lược sản xuất và tiếp cận người dùng -Một gợi ý cho sự phát triển của báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo báo chí Quốc tế Báo chí Việt-Lào trong kỷ nguyên truyền thông số, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo Lào, tr. 122-129.

9. Phan Quốc Hải (2019), “Những xu hướng của báo chí trên điện thoại di động và mô hình đề xuất báo chí trên điện thoại di động thời công nghệ số tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Báo chí và Truyền thông trong bối cảnh CMCN 4.0: Lý luận và Thực tiễn, Đại học Khoa học, Đại học Huế và Hội nhà báo Thừa Thiên Huế, tr. 25-31.

 Lê Huệ
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ