1. Họ và tên: Nguyễn Văn Tuấn 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 15/03/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 5396/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm tướng trầm tích và địa tầng phân tập các thành tạo cát Đệ tứ ven biển khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận. 8. Chuyên ngành: Địa chất học 9. Mã số: 9440201.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Nghi; PGS.TS Trần Tân Văn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đã phân chia được 5 phức tập của cát ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận tương ứng với 5 chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu: Sq1 (Q11); Sq2 (Q12a); Sq3 (Q12b); Sq4 (Q13a) và Sq5 (Q13b-Q2). Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống (LST, HST, TST). - Đã xác định được nguyên nhân và cơ chế tạo nên 5 màu cơ bản của cát: màu trắng, màu xám xanh, màu trắng-vàng-đỏ loang lổ, màu vàng đồng nhất và màu đỏ đồng nhất. Màu trắng và màu xám xanh là màu nguyên thủy, các màu còn lại là màu thứ sinh do phong hóa thấm đọng sau trầm tích. - Tướng trầm tích và các miền hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ được biểu diễn bởi 3 công thức: LiLST = a + mv; LiTST = am + m; LiHST = am + mv + Nhóm tướng cát lòng sông (a): Tướng cát grauvac litic lòng sông miền núi, tướng cát grauvac litic lòng sông miền trung du và tướng cát grauvac litic lòng sông đồng bằng. + Nhóm tướng cát vũng vịnh (am): Tướng cát arko litic vũng vịnh ven bờ và tướng cát arko litic vũng vịnh xa bờ. + Nhóm tướng cát đê cát ven bờ (m): Tướng cát thạch anh litic đê cát ven bờ và tướng cát thạch anh đê cát ven bờ. + Nhóm tướng cát biển-gió (mv): Tướng cát thạch anh litic biển-gió và tướng cát thạch anh biển gió. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Luận án có ý nghĩa trong tìm kiếm thăm dò sa khoáng và đo vẽ bản đồ địa chất Đệ tứ tỷ lệ 1:50.000. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên sa khoáng và tài nguyên du lịch của các thành tạo cát Đệ tứ ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Nguyễn Xuân Khiển, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Tuấn (2015), "Vùng cát đỏ ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận: một công viên địa chất tiềm năng", Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 11 (2015), tr. 241-247. [2]. Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Văn Tuấn (2017), "Cơ sở khoa học định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đới bờ tỉnh Bình Thuận", Tạp chí Môi Trường, chuyên đề II (2017), tr. 68-71. [3]. Duong Thi Thanh Xuyen, Nguyen Van Tuan, Tran Nghi, Nguyen Dinh Thai, Nguyen Thi Tuyen (2017), "Formation process of coastal ecoregions in relation to quaternary geological activities in Binh Thuan province", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển (số 3) T.17/2017, tr. 333-341. [4]. Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Văn Tuấn (2017), "Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận", Tạp chí Môi trường, chuyên đề III (2017), tr. 74-78. [5]. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Nghi, Trần Tân Văn, Nguyễn Xuân Khiển, Nguyễn Thị Tuyến, Trần Thị Thanh Nhàn (2018), "Đặc điểm trầm tích, nguồn gốc và điều kiện cổ địa lý thành tạo các thể trầm tích cát Đệ Tứ khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, các Khoa học Trái đất và Môi trường tập 34 (số 3/2018), tr. 55-70. [6]. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Nghi, Trần Tân Văn (2019), "Địa tầng phân tập các thành tạo cát Đệ Tứ ven biển Nam Trung Bộ và ý nghĩa địa tầng", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, các Khoa học Trái đất và Môi trường tập 35 (số 2/2019), tr. 74-90 |