TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:19:47 Ngày 18/06/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Thị Hồng Nhung
Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế vector biểu hiện thụ thể neurokinin-1 người tái tổ hợp trên dòng tế bào CHO định hướng ứng dụng trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Hồng Nhung                  2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     26/03/1988                                                        4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: 4050/QĐ-KHTN-CTSV ngày 19/9/2013 của của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

- Quyết định gia hạn số 1033/QĐ-ĐHKHTN  ngày 25/4/2017 và số 597/QĐ-ĐHKHTN ngày 6/3/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

- Quyết định buộc thôi học số 3055/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thiết kế vector biểu hiện thụ thể neurokinin-1 người tái tổ hợp trên dòng tế bào CHO định hướng ứng dụng trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm

8. Chuyên ngành: Di truyền học                                                          9. Mã số: 94 20 101.21

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Đoàn Long; PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã thiết kế được hệ thống vector biểu hiện pSFV-KLEPT1.2 có nguồn gốc từ vector biểu hiện virut Semliki Forest pSFV2 có cải biến bổ sung đuôi ái lực Flag, poly-Histidin, vị trí Thrombin và vùng nhân dòng đa điểm nhằm biểu hiện NK1R và vector pSFV2 mang trình tự mã eGFP phục vụ nghiên cứu động học biểu hiện. Hệ thống quy trình kỹ thuật biểu hiện NK1R tái tổ hợp của người thông qua hệ vector biểu hiện SFV cải biến cũng được thiết lập. Quy trình tạo hạt SFV mang trình tự mã hóa NK1R thông qua đồng biến nạp bằng xung điện RNA phiên mã in vitro từ vector SFV biểu hiện và vector hỗ trợ vào tế bào BHK-21 cho phép tạo ra khoảng 50 x 1010 hạt virut/mL sau 42 giờ chuyển gen. Sau 24 - 48 giờ lây nhiễm hạt SFV, một lượng lớn tế bào CHO biểu hiện NK1R tái tổ hợp được tạo ra sẵn sàng cho các nghiên cứu dược lý.

- Trong bốn dòng tế bào nuôi cấy là CHO, U937, HeLa và HEK- 293, dòng CHO ở dạng tự nhiên không biểu hiện NK1R và phù hợp nhất để biểu hiện NK1R tái tổ hợp của người. Nồng độ Ca2+ nội bào tăng khi NK1R tái tổ hợp biểu hiện trên tế bào CHO tương tác với chất chủ vận SP và giảm khi thụ thể này tương tác với chất đối kháng aprepitant cho thấy thụ thể có hoạt tính chức năng đầy đủ.

- Mô hình đánh giá tương tác dược lý phân tử trên đích NK1R với dịch chiết methanol và một số tinh chất thu từ 10 loài dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm. Dịch chiết từ Hồ tiêu, Bình vôi và Hòe có hoạt độ đối kháng NK1R tương đối ổn định. Mối tương quan giữa dược lực in vitro của các dịch chiết Bình vôi trên thụ thể NK1R và hàm lượng Rotundin bước đầu được tìm thấy. Hoạt lực ức chế NK1R ở Rotundin tương đối mạnh  với IC50 là 0,88 µM. Hoạt độ đối kháng NK1R tương đối ổn định với các dịch chiết Hồ tiêu (IC50 trong khoảng 5,7 và 60,5 mg/mL) và Hòe (IC50 trong khoảng 15,4 và 140,6 mg/mL). NK1R không phải đích tác động phân tử chính theo cơ chế đối kháng thụ thể của các dịch chiết methanol Canhkina, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Râu mèo, Ba kích và Đảng sâm.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Tế bào biểu hiện NK1R tái tổ hợp của người với đầy đủ hoạt tính có thể ứng dụng để sàng lọc các các hoạt chất hướng đích NK1R thu từ các cây dược liệu Việt Nam. Nghiên cứu mở ra triển vọng ứng dụng mới trong thực tiễn phát triển thuốc dược liệu, tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, góp phần phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của Việt Nam.  

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Mở rộng áp dụng sàng lọc các hợp chất hướng đích khác trên NK1R tái tổ hợp sử dụng hệ thống biểu hiện SFV.

- Phát triển thuốc đối kháng trên NK1R từ rotudine, capsaicine và piperine (tối ưu hóa thuốc, nghiên cứu chuyển hóa, thử tiền lâm sàng,...).

- Biểu hiện các dạng NK1R mang các đột biến điểm phổ biến trong quần thể người đã được ghi nhận, qua đó đánh giá tác động của các biến thể NK1R tới đáp ứng thuốc.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Long Doan Dinh, Nhung Hong Thi Pham, Nhung My Thi Hoang, Cuong Trinh Tat, Van Hong Thi Nguyen, Lan Thuong Thi Vo, Huyen Thanh Pham, Kenneth Lundstrom (2015), “Expression of Human Neurokinin 1 Receptor in CHO Cells to  Evaluate Involvement with Vietnamese Medicinal Plant Extracts”, 12th Protein Expression in Animal Cells, pp.175.

[2] Long Doan Dinh, Nhung Hong Thi Pham, Nhung My Thi Hoang, Cuong Trinh Tat, Van Hong Thi Nguyen, Lan Thuong Thi Vo, Huyen Thanh Pham, Kenneth Lundstrom (2015), “Interaction of Vietnamese Medicinal Plant Extracts with Recombinantly Expressed Human Neurokinin 1 Receptor”, Journal of Planta Medica Letters 2(1), pp. e42 - e47.

[3] Tác giả phụ của Bằng độc quyền sáng chế: “Quy trình sản xuất dòng tế bào biểu hiện thụ thể Neurokinin 1 của người (hNK1R)”. Cấp theo Quyết định số 49722/QĐ-SHTT, ngày 25/07/2017 tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam).

[4] Phạm Thị Hồng Nhung, Đinh Đoàn Long (2018), “Xây dựng mô hình sàng lọc in vitro hoạt chất hướng đích dựa trên các thụ thể hệ thần kinh trung ương tái tổ hợp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 34(1), tr.105-110.

 Hoàng Oanh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ