1. Họ và tên: Trần Hoàng Hạnh 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 22/01/1977 4. Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5385/QĐ - ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 487/QĐ – KL ngày 05/9/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật về việc thay đổi người hướng dẫn. - Quyết định số 107/QĐ – ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập; 7. Tên đề tài luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định trưng cầu ý dân 8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật 9. Mã số: 9380101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Võ Trí Hảo Hướng dẫn 2: TS. Phạm Duyên Thảo 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận đã xác định khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò của chế định trưng cầu ý dân, các yếu tố tác động đến chế định trưng cầu ý dân, các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của chế định trưng cầu. - Kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn đã cho thấy quá trình hình thành chế định trưng cầu ý dân tại Việt Nam, thực trạng của chế định trưng cầu ý dân hiện hành, những vấn đề đặt ra cho thấy những hạn chế, tồn tại, thiếu khuyết của chế định cần được ghi nhận và có giải pháp khắc phục, hoàn thiện. Thông qua việc so sánh, đối chiếu với một số quy định điển hình của một số quốc gia trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với tình hình thực tế nước ta. - Tổng hợp cả kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở cho một số đề xuất nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chế định trưng cầu ý dân cả về mặt quy định cũng như áp dụng vào thực tế xã hội. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Luận án đã đưa ra một số đề xuất nhằm vận dụng các quy định của chế định trưng cầu ý dân có thể đi vào thực tiễn cuộc sống, giúp người dân làm quen với các sinh hoạt chính trị, nâng cao ý thức công dân, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, thông qua đó giúp củng cố và phát huy dân chủ, khẳng định vai trò, địa vị pháp lý của nhân dân. Trước hết có thể vận dụng trưng cầu ý dân để thông qua Hiến pháp mới nếu Quốc hội tiến hành bổ sung, sửa đổi trong các kỳ họp tới. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu một số chế định pháp luật khác chủ yếu liên quan đến hai lĩnh vực là quyền con người và thực thi dân chủ. Đặc biệt lưu ý nghiên cứu quyền con người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, quyền của các nhóm lao động di trú, quyền tự quyết dân tộc; các hình thức thực thi dân chủ trực tiếp đang ngày càng phổ biết trên thế giới như sáng kiến công dân, sáng kiến chương trình nghị sự. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Trần Hoàng Hạnh (2019), “Thành công và hạn chế trong tiến trình trưng cầu ý dân từ thực tiễn một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Công thương, số 6 (4/2019), tr.183 –190. [2] Trần Hoàng Hạnh (2019), “Trưng cầu ý dân – Một trong những hình thức quan trọng nhất của dân chủ trực tiếp”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 64 (4/2019), tr.77 – 85. [3] Trần Hoàng Hạnh (2019), “Chế định trưng cầu ý dân – Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố tác động”, Tạp chí Công thương, số 17 (9/2019), tr. 28 – 36. |