TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:38:15 Ngày 15/07/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Ngọc Tú
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng một số khoáng vật nhóm Zeolite và Bentonite để hạn chế tính linh động của kim loại Pb trong đất nông nghiệp khu vực huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Tú                                        2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 15/7/1977                                                 4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3713/QĐ-ĐHKHTN ngày 09/9/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5035/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/12/2017 và Quyết định số 1679/QĐ-ĐHKHTN ngày 03/6/2019 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sử dụng một số khoáng vật nhóm Zeolite và Bentonite để hạn chế tính linh động của kim loại Pb trong đất nông nghiệp khu vực huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                     9. Mã số: 9440301.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh; TS. Trịnh Quang Huy.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng Zeolite và Bentonite đến tính linh động của Pb trong môi trường đất lúa; khả năng giảm tích luỹ Pb trong cây lúa và trong gạo; và đánh giá được tác động của việc bổ sung các khoáng này đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa thí nghiệm.

- Nghiên cứu đã đánh giá được dạng Pb dễ chuyển hóa mà cây trồng có thể hấp thu được trong đất nghiên cứu, gồm dạng trao đổi, dạng liên kết cacbonat và dạng liên kết các oxit Fe-Mn. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện đất lúa có chứa một lượng PhytPb (dạng Pb trong cấu trúc phytolith trong rơm rạ) là kết quả của quá trình hoàn trả rơm rạ (nhiễm Pb) lại cho đất. Kết quả nghiên cứu này có thể là tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý rơm rạ nhiễm Pb.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Áp dụng khoáng Zeolite và Bentonite để hạn chế tính linh động của Pb trong đất canh tác nông nghiệp.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Nguyen, N.T., Nguyen, N.M., McNamara, M., Dultz, S., Meharg, A., Nguyen, T.V., Tran, T.C. (2019), “Encapsulation of lead in rice phytoliths as a possible pollutant source in paddy soils”, Environmental and Experimental Botany, 162, 58-66.

[2]. Nguyễn Ngọc Tú, Trịnh Quang Huy, Hồ Thị Thúy Hằng, Nguyễn Ngọc Minh (2018), “Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá đặc tính Zeolite sử dụng SiO2 thu hồi từ rơm rạ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6, tr. 88 – 94.

[3]. Trinh, K.T., Nguyen, T.H.T, Nguyen, N.T., Ta-Yeong, W., Meharg, A.A., Nguyen, N.M. (2017), “Characterization and dissolution properties of phytolith occluded phosphorus in rice straw”, Soil and Tillage Research, 171, 19–24.

 Ngô Hương
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ