1. Họ và tên: Phạm Đức Cường 2. Giới tính: Nam. 3. Ngày sinh: 19/10/1982 4. Nơi sinh: Hải Phòng. 5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012, của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không. 7. Tên đề tài luận án: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 8. Chuyên ngành: Lý luận văn học 9. Mã số: 62 22 01 20. 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành. 11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án: - Luận án đã tiến hành nghiên cứu, trình bày những khung lý thuyết cơ bản về vấn đề biểu tượng, biểu tượng nghệ thuật. - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, Luận án đưa ra những nhận định và quan điểm về nguồn gốc sinh thành các biểu tượng trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Trong đó, chú trọng phân tích nguồn gốc xã hội và sự khác biệt về nguồn gốc tâm lý, quan niệm thẩm mĩ trong quá trình sinh thành các hệ biểu tượng trong thơ ca lãng mạng (Thơ mới) và thơ ca Cách mạng. - Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về hệ thống biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong Thơ mới 1932 - 1945, biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Cách mạng 1930 - 1945 (thông qua các tác giả và tác phẩm tiêu biểu). - Kết quả nghiên cứu của Luận án đã làm sáng rõ giá trị của các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945; góp phần đánh giá toàn diện, sâu sắc tư duy nghệ thuật và đặc điểm thi pháp của các khuynh hướng thơ ca; khẳng định giá trị tư tưởng, thẩm mĩ, tài năng sáng tạo độc đáo của các nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Công trình này có thể là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập phần thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho giảng viên, sinh viên ở các trường đại học; cho giáo viên, học sinh ở các trường phổ thông trung học. Đồng thời, cũng có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học hiện đại khi tìm hiểu, đánh giá, phân tích về thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu vấn đề biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Phạm Đức Cường (2019), "Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu", Tạp chí Khoa học (34), tr. 6-13. - Phạm Đức Cường (2019), “Cánh bướm - một biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ tình Nguyễn Bính”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (Số Đặc biệt kỳ 2 tháng 11), tr. 27-33. - Phạm Đức Cường (2020), “Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu về lý tưởng cách mạng trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (số Đặc biệt tháng 4/2020), tr. 33-39. |