TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:51:46 Ngày 28/07/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Duy Hiếu
Tên đề tài: Chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh).

1. Họ và tên: Phạm Duy Hiếu                                                                 2. Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh: 13/7/1958                                                                         4. Nơi sinh: Tp Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  3216/ 2014/ QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: Chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh).

8. Chuyên ngành:  Quản lý Khoa học và công nghệ                              9. Mã số: thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải                                                

11. Tóm  tắt các kết quả mới của luận án:  Hình thành khung chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố theo thứ tự tác động giảm dần là Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ, Phát triển cơ sở hạ tầng, Quy chế liên doanh đầu tư mạo hiểm, Quy chế quỹ đầu tư mạo hiểm, Hỗ trợ của chính phủ, Ưu đãi thuế và Phát triển các loại vốn đầu tư mạo hiểm. Đưa ra các khuyến nghị về việc thực hiện 7 yếu tố với 33 hoạt động liên quan của khung chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

Ngoài ra luận án còn đưa ra mô hình liên doanh phù hợp giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo với các nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước là doanh nghiệp (là nhà đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp - corporate venture capital CVC) có nhiều ưu điểm nhất xuất phát từ đặc điểm của nhà đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp - CVC- có thể hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ, tiếp cận các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Khi liên doanh thì doanh nghiệp được đầu tư có các ưu thế thâm nhập thị trường mới, được sự hỗ trợ chuyên gia, nguồn tài chính đầu tư ổn định, tham gia chuỗi giá trị và hệ sinh thái phát triển các sản phẩm, … các yếu tố này làm gia tăng vị thế, thương hiệu doanh nghiệp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để định hướng xây dựng các công cụ, giải pháp trong khung chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Bên cạnh cấp vốn cho đổi mới công nghệ thì vốn đầu tư mạo hiểm còn phục vụ nhiều mục tiêu khác trong xã hội như khởi nghiệp, R&D, sáng chế, ... để chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm bao quát “tạo môi trường” cho nhiều hoạt động sáng tạo thì trong thời gian tới cần mở rộng khảo sát nhu cầu vốn đầu tư mạo hiểm của các hoạt động sáng tạo như trên, mở rộng đối tượng nghiên cứu để đánh giá nhu cầu, mong muốn của các bên cung và cầu, nhất là bên cầu vốn đầu tư mạo hiểm nhằm bổ sung thêm các yếu tố khung chính sách để có thể hoàn thiện của chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 

1. Phạm Duy Hiếu (2016), “Phát triển Quỹ đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập 29 (39), tr. 75-78, 85.           

2. Phạm Duy Hiếua (2017), “Quỹ đầu tư mạo hiểm: nguồn tài chính đổi mới công nghệ ngành cơ khí nông nghiệp”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập 33(43), tr. 43-49.

3. Phạm Duy Hiếub (2017), “Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Australia - Vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam, NXB Thế giới, tr. 199-207.

4. Phạm Duy Hiếu (2018), “Chính sách phát triển đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập 39 (49), tr. 15-23, 29.          

5. Phạm Duy Hiếu*, Thái Ngọc Sáng (2018), “Chính sách và sự phát triển kinh tế quốc gia: Việt Nam và sự tham gia CPTPP”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập 40 (50), tr. 8-12.        

 Trần Tú
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ