1. Họ và tên: Hoàng Tám Phi 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 10/01/1978 4. Nơi sinh: Nam Định 5. Quyết định công nhận NCS: Số 4387/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự 9. Mã số: 9380101.03 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Kết quả nghiên cứu đề tài luận án có những điểm mới sau: Thứ nhất, luận án này vừa kế thừa các nghiên cứu trước đó và bổ sung khoảng trống mà các nghiên cứu trước đó để lại, đồng thời đặt việc nghiên cứu về BPNCTG dưới góc nhìn tiếp cận quyền. Một công trình nghiên cứu độc lập, tổng thể đề cập đến tất cả các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến BPNCTG là điểm mới của luận án. Thứ hai, luận án hình thành khung lý thuyết về BPNCTG trên hai khía cạnh: pháp luật TTHS về BPNCTG và áp dụng, thực thi pháp luật về biện pháp ngăn chặn này nhằm bảo đảm tính thống nhất, tổng thể trong suốt quá trình nghiên cứu luận án về BPNCTG. Thứ ba, những nhận xét, đánh giá của luận án về kinh nghiệm quốc tế và bài học lịch sử về BPNCTG là điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đó về biện pháp này ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo tốt trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện và áp dụng, thực thi pháp luật về BPNCTG cũng như trong nghiên cứu, đào tạo. Thứ tư, những nhận xét, đánh giá về thực tiễn áp dụng, thực thi BPNCTG được phân tích, nghiên cứu thông qua các số liệu, tài liệu cập nhật, với thời lượng bảo đảm tính quy luật của các kết luận trong luận án. Thứ năm, bên cạnh các phương pháp tiếp cận truyền thống, còn ghi nhận BPNCTG là một biện pháp được ưu tiên áp dụng nhằm tạo thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà chưa thực sự chú trọng đến việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, luận án còn sử dụng phương pháp tiếp cận quyền khi phân tích, xem xét, đánh giá các nội dung của luận án. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện: (i) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm cơ sở lý luận để tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về BPNCTG của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng pháp luật TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đồng thời cũng là cơ sở hình thành những giải pháp bảo đảm áp dụng biện pháp cưỡng chế này, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do của con người, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết vụ án; (ii) Kết quả luận án bổ sung tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, đào tạo trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật, đặc biệt trong chuyên ngành tư pháp hình sự. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: NCS sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo hướng tiếp cận quyền, lấy quyền của người bị cáo buộc phạm tội làm trung tâm. Một hướng nghiên cứu bổ trợ khác là nguyên tắc suy đoán vô tội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 1. Hoàng Tám Phi (2018), “Quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam và Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga”, Tạp chí Công an Nhân dân, Số 5, tr 62 - 64. 2. Hoàng Tám Phi (2018), “Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, Số 7, tr. 46 - 49. 3. Hoàng Tám Phi (2019), “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án, Số 6, tr. 33 - 39. 4. Hoàng Tám Phi (2019), “Biện pháp ngăn chăn tạm giam trong tố tụng hình sự dưới góc nhìn của phương pháp tiếp cận quyền”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 35, Số 3, tr. 70 - 81. |