1. Họ và tên: Dương Thị Thủy 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 25/04/1988 4. Nơi sinh: Ninh Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 4982/QĐ-ĐHKHTN ngày 27/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. 8. Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường 9. Mã số: 9850101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn; GS.TS. Trương Quang Hải 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đã xác định được cơ sở khoa học, bộ tiêu chí, phân vùng địa lý du lịch tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, làm rõ sự phân hóa lãnh thổ thành các tiểu vùng địa lý du lịch với đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người, hoạt động kinh tế, nhóm cụm tiềm năng du lịch là cơ sở khoa học cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù mang tính bền vững; - Đánh giá được mức độ thuận lợi điều kiện địa lý và tài nguyên cho phát triển 4 loại hình du lịch theo hướng bền vững: 1, Du lịch sinh thái; 2, Du lịch văn hóa; 3, Du lịch nghỉ dưỡng; 4, Du lịch nông nghiệp và định hướng không gian phát triển bền vững theo các tiểu vùng địa lý du lịch của tỉnh Đắk Lắk. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch, quản lý và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình du lịch bền vững đa tỷ lệ tại tỉnh Đắk Lắk. - Hướng tiếp cận địa lý tổng hợp cho phân vùng địa lý du lịch cấp tỉnh sẽ được áp dụng và thực hiện nhiều tỉnh khác trên cả nước. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Trương Quang Hải, Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy (2014), “Thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, tr.885-897. [2] Trương Quang Hải, Dương Thị Thủy, Giang Văn Trọng (2015), “Ưu thế vượt trội của tỉnh Lâm Đồng trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Địa lý Nhân văn, Số 1, tr.1-11. [3] Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy, Lê Phương Thúy (2015), “Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tr 67-72. [4] Nguyễn Hiệu, Trương Quang Hải, Phạm Xuân Cảnh, Dương Thị Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đoàn Thu Phương, Đỗ Trung Hiếu, Phạm Lê Tuấn (2015), “Sử dụng phương pháp phân tích không gian đánh giá điều kiện thuận lợi phát triển du lịch di sản thiên nhiên – thác nước vùng Tây Nguyên”, Hội nghị GIS Toàn quốc 2015, Hà Nội. [5] Nguyễn Quang Anh, Giang Văn Trọng, Nguyễn Đức Minh, Dương Thị Thủy (2016), “Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Tây Nguyên”, Tạp chí Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tr.1-12. [6] Dương Thị Thủy, Phạm Quang Tuấn (2017), “Phân tích đánh giá hệ thống lãnh thổ du lịch cao nguyên Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, số 2 năm 2017, tr.1-10. [7] Dương Thị Thủy, Phạm Quang Tuấn (2019), “Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Đắk Lắk”, Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 11, tr.796-808. [8] Trương Quang Hải (chủ biên), Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu, Lưu Đức Hải, Hoàng Thị Thu Hương, Giang Văn Trọng, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Quang Anh, Dương Thị Thủy, Đặng Ngọc Hà.. (2019), Du lịch Tây Nguyên, Luận cứ khoa học và giải pháp phát triển, Sách chuyên khảo, NXB. ĐHQGHN, 683tr, ISBN:978-604-961-829-1. |