TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 12:53:56 Ngày 25/11/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Lê Thư
Tên đề tài: Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê Thư                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/08/1986                                               4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên luận án: Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay

8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS                           9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS. Đặng Thị Lan 2) PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã góp phần làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản và giá trị của triết lý nhân sinh Phật giáo.

- Luận án đã làm rõ những đặc trưng của triết lý nhân sinh Phật giáo ở Việt Nam.

- Luận án đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay về phương thức, mức độ và nội dung ảnh hưởng.

- Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: triết học, tôn giáo học, văn hóa học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo Việt Nam… ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như các cơ sở đào tạo của Phật giáo Việt Nam. Các cơ quan, ban ngành làm công tác quản lý tôn giáo cũng có thể tham khảo luận án này.

 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Hà Nội trong giai đoạn 2020-2030 và đối sánh với giai đoạn từ 1986-2020.

- Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo ở Việt Nam và ở các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar…

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Lê Thư (2017), “Khoan dung Phật giáo và ý nghĩa hiện thời của nó”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (3), tr.154-157.

2. Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Thị Lê Thư (2019), “Một vài suy nghĩ về nguyên tắc ứng xử giữa các tôn giáo trong xã hội đa nguyên từ góc nhìn khoan dung Phật giáo”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Khoa học xã hội và nhân văn về Tôn giáo và sự phát triển trong xã hội đa nguyên (Thái Lan), tr.450-463.

3. Nguyễn Thị Lê Thư (2019), “Từ cách tiếp cận Phật giáo về giáo dục suy nghĩ về giảng dạy Triết học Mác – Lênin ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc gia về Nghiên cứu và Giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong bối cảnh hiện nay, tr. 457- 467.

4. Đặng Thị Lan, Nguyễn Thị Lê Thư (2020), “Những nội dung cơ bản củ triết lý nhân sinh Phật giáo”, Tạp chí Khoa học và giáo dục (Nga) (7), phần 1, tr.25-51.

5. Nguyễn Thị Lê Thư (2020), “Phật giáo ở Hà Nội và một vài đặc điểm của triết lý nhân sinh Phật giáo ở Hà Nội”, Tạp chí Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục (Nga) (5), tr.63-70.

6. Nguyễn Thị Lê Thư (2020), “Ảnh hưởng của triết lý nhân sinh Phật giáo đến nhân sinh quan người Việt và ý nghĩa hiện thời của nó”, Tạp chí Công tác tôn giáo (11), tr.19-22.

 

 Hoàng Hải Đăng
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ