1. Họ và tên: Trần Thị Vân Thuỳ 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 15/09/1980 4. Nơi sinh: TP Nam Định 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2331/QĐ-ĐHNN, ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài, theo QĐ số 2449/QĐ-ĐHNN ngày 11/10/2019 Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 1/2020 đến 12/2020 7. Tên đề tài luận án: Kiến tạo hình ảnh của một nữ ứng viên tổng thống 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh 9. Mã số: 9220201.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Hoà 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Nghiên cứu đã đi một hướng riêng khi xem xét việc xây dựng hình ảnh một nữ ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 từ lăng kính, và qua ngôn ngữ của ba nhân vật quyền lực và có tầm ảnh ưởng trong xã hội Mỹ. Họ ủng hộ cho sự xuất hiện một nhân vật nữ tại Nhà Trắng trên cương vị Tổng thống – một hình ảnh tổng thống mới vì đây là lần đầu Mỹ có một ứng viên tổng thống là nữ. Ba diễn giả chính của tại Đại hội Dân chủ toàn quốc (DNC): Tổng thống đương nhiệm lúc đó, Brack Obama, Phu nhân Tổng thống, Michelle Obama, Cựu thổng thống và đồng thời là chồng Hillary Clinton, Bill Clinton trong diễn ngôn phát biểu của mình tập trung xây dựng ba hình ảnh nổi bật của Hillary Clinton mà họ muốn thuyết phục người dân Mỹ tin và bầu cho Hillary. Đó là hình ảnh về một người bảo vệ, che chở cho trẻ em, một người mẹ - người vợ làm việc toàn thời gian, độc lập - tính cách của người phụ nữ hiện đại nhưng như cũng bao người phụ nữ Mỹ, tận tậm, chu đáo, ủng hộ chồng con và một hình ảnh ứng viên tổng thống mạnh mẽ có khả năng dẫn dắt đất nước thành công. Đi cùng với các hình ảnh này là các phẩm chất giúp cho người dân Mỹ hình dung được cụ thể Hillary là ai và là một người như thế nào: ví dụ như lòng nhân ái, sự đồng cảm, cởi mở, tin tưởng, kinh nhiệm, tầm nhìn, sự bền bỉ, khả năng chịu đựng. Nghiên cứu cho thấy được vai trò và ý nghĩa của các nguồn lực và chiến lược ngôn ngữ để xây dựng hình ảnh của Hillary Clinton trước công chúng Mỹ: ví dụ như việc sử dụng các từ trái nghĩa, phép đối, ẩn dụng, nói quá, liệt kê, các cấu trúc song song, lối nói so sánh, tương phản, lối viết đối xứng, chiến lược sử dụng đề cập đến các nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng trong xã hội để làm gia tăng tính tin cậy cho thông tin, chiến lược tối đa hoá điểm mạnh của mình trong khi tối thiểu hoá những khuyết điểm . Các diễn giả đã lựa chọn các cách riêng để xây dựng hình ảnh của Hillary và họ đưa vào trong diễn văn của mình các thông điệp khác nhau về một người phụ nữ hoạt động trong chính trị. Nghiên cứu là minh chứng khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa diễn ngôn và xã hội; mối quan hệ tác động hai chiều này giải thích cho việc xây dựng các hình ảnh và sự kết nối giữa các hình ảnh; đồng thời cũng giải thích cho sự khác nhau trong thể hiện tư tưởng của ba diễn giả. Sự khác nhau trong tư tưởng về người phụ nữ trong chính trường bắt nguồn từ mối quan hệ mang tính trung gian, gián tiếp của diễn ngôn và xã hội. Sự tác động của diễn ngôn lên xã hội hay xã hội lên diễn ngôn đều thông qua MR của người nói/viết. Việc lựa chọn hình ảnh hay phẩm chất được thể hiện và kiến tạọ trong diễn ngôn chịu sự tác động của thực tiễn xã hội. Nó giúp cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba vể tại sao những hình ảnh và phẩm chất đó lại được xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới hạn của diễn ngôn hay ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thừa nhận là có một vai trò mạnh mẽ trong việc tạo dựng thay đổi trong xã hội, duy trì, hay biến đổi tập quán xã hội, nhưng sức mạnh của ngôn ngữ/diễn ngôn có giới hạn. Còn có nhiều biến khác như lợi ích, văn hóa, tham gia vào quá trình. Việc thay đổi, tác động đến xã hội từ diễn ngôn cần được khẳng định và nó được thực hiện qua con người (thông qua sự tác động của diễn ngôn đối với người truyền đạt và người nhận thông tin) Không có một cách hiểu duy nhất và “tuyệt đối khách quan đối với diễn ngôn”; xây dựng diễn ngôn và hiểu, nghiên cứu diễn ngôn ít nhiều mang tính chủ quan; tính chủ quan và tính khách quan nằm trong mối quan hệ biện chứng ở ý nghĩa “tồn tại của các mặt đối lập”. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung minh chứng về khả năng áp dụng khung phân tích của Fairclough và đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán nói chung vào các công trình nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội hiện đại được phản ánh, thể hiện thông qua diễn ngôn. Nghiên cứu khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa diễn ngôn và xã hội; mối quan hệ tác động gián tiếp giữa diễn ngôn và xã hội. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có thể tạo nên các thay đổi xã hội thông qua ngôn ngữ, phân tích ngôn ngữ; và họ cần hiểu rằng, việc tạo ra thay đổi này không trực tiếp mà có sự tham gia của nhiều yếu tố khác; đặc biệt là yếu tố liên quan đến việc kích hoạt và sử dụng, triển khai MR (members’ resources) và quyền lực của nguời tham gian vào quá trình diễn ngôn. Đây có thể là một kênh tham khảo cho những người quan tâm đến nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với xã hội, tư tưởng, quyền lực, và nghiên cứu cũng có thể hữu ích cho các nhà nghiên cứu thực hiện những nghiên cứu tương tự. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa trên phương diện “ý thức phê phán về ngôn ngữ- critical language awareness”: giảng dạy ngôn ngữ không chỉ tập trung ở chức năng giao tiếp, mà cần được quan tâm đến khía cạnh là công cụ của tư tưởng, công cụ của đấu tranh xã hội. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Nghiên cứu này có thể mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, việc xây dựng hình ảnh Hillary Clinton từ lăng kính của phe đối lập trong cuộc đua vào Nhà trắng năm 2016 và tìm hiểu xem họ sử dụng các nguồn lực và chiến lược ngôn ngữ nào để thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình về một nữ ứng viên tổng thống là một hướng nghiên cứu thú vị. Nghiên cứu có thể so sánh, đối chiếu với các nguồn lực và chiến lược ngôn ngữ được sử dụng bởi những người ủng hộ Hillary Clinton. Thứ hai, việc một quốc gia như Mỹ có một nữ ứng viên thổng thống (lần đầu tiên trong lịch sử của họ) đã thu thút và lôi cuốn sự quan tâm chú ý của nhiều người tại nhiều quốc gia khác nhau; do đó hướng nghiên cứu khác có thể là về việc xây dựng, chuyển tải hình ảnh Hillary Clinton tại các nước nói tiếng Anh khác ngoài Mỹ trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Tạp chí: 1. Trần Thị Vân Thuỳ (2015), “Thương thuyết quan hệ quyền lực giữa người viết và người đọc trong một số bài bình luận trên CNN”, Tạp chí Ngôn ngữ - ĐHQG Vol.31, No 4 (2015), tr. 61-71. Báo cáo khoa học : 1. Trần Thị Vân Thuỳ (2017), “Vấn đề trao quyền cho phụ nữ ở hai nền văn hoá khác nhau được thể hiện như thế nào qua các bài bình luận”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh lần thứ nhất, ĐHNN-ĐHQGHN, tr. 593-603. 2. Trần Thị Vân Thuỳ (2018), “Diễn ngôn chính trị Mỹ - Thuyết phục tầm quan trọng có hình mẫu nữ trong Nhà trắng – Bình diện phân tích diễn ngôn phê phán”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh lần thứ, ĐHNN-ĐHQGHN, tr. 653-667. 3. Trần Thị Vân Thuỳ (2019), “Phân tích diễn ngôn phê phán và một số các đường hướng chính trong phân tích diễn ngôn phên phán”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh -2019, ĐHNN-ĐHQGHN, ULIS-VNU, tr. 779-790. 4. Trần Thị Vân Thuỳ (2020), “Hình ảnh của một nữ ứng viên tổng thống được khắc hoạ trong một số bài diễn văn chính trị Mỹ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh -2020, Vol 1, ULIS-VNU, tr. 121.-138. |