TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:50:14 Ngày 23/04/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Thạnh
Tên đề tài: Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII: Diện mạo và đặc điểm

1. Họ và tên: Phan Thạnh                                   2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/9/1990                                     4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII: Diện mạo và đặc điểm

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                   9. Mã số: 62 22 01 21

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về cơ bản, Luận án đạt được những kết quả sau đây:

Khái quát được tình hình kinh tế văn hóa chính trị xã hội, tôn giáo ở Thuận Quảng sau sự chia cắt ranh giới Đàng Trong Đàng Ngoài. Chính quyền chúa Nguyễn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo Thuận Quảng.

Đã mô tả diện mạo văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII ở các phương diện: lực lượng sáng tác, hệ thống thể loại, hệ thống ngôn ngữ và hệ thống chủ đề đề tài.

Đặt trên nền tảng so sánh với văn học Đàng Ngoài, văn học phía Nam ở phương diện đồng đại; so sánh với văn học Thuận Quảng ở phương diện lịch đại, Luận án đã trình bày các đặc điểm đặc biệt của văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII ở mặt nội dung tư tưởng và hình thức thể loại như: sự tiếp biến cùng với vai trò trung chuyển của văn học Phật giáo Thuận Quảng, dung hợp các hệ tư tưởng, quan niệm thi ca và xu hướng đời sống hóa tác phẩm văn học Phật giáo…

Trên phương diện nghiên cứu địa văn hóa, Luận án đã giải thích ảnh hưởng của đời sống văn hóa xã hội đến tác phẩm văn học và ngược lại, góp phần trong việc nhận diện những yếu tố mang tính bản sắc, đặc thù, đặc trưng của văn hóa vùng.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, Phật học cũng như có ý nghĩa nhất định đối với những công trình nghiên cứu về văn học Phật giáo trong nền văn học Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có):

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Phan Thạnh (2018), “Phật giáo với vùng văn học Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, In trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học Phật giáo và văn học Bình Định, tập 2, Văn học Phật giáo Bình Định- Văn học Bình Định, Nxb Khoa học Xã hội, tr.50-67.

Phan Thạnh (2018), “Dấu ấn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, In trong Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm - Đặc sắc tư tưởng, văn hóa, Viện Trần Nhân Tông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.957-969.

Phan Thạnh (2019), “Quan điểm và thái độ của Nguyễn Cư Trinh đối với Phật giáo”, In trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Đông Á: Những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, tr.345-351.

Phan Thạnh (2019), “Quan niệm về thi học và thiền học trong văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, Nguyệt san Giác Ngộ (285), tr.39-44.

Phan Thạnh (2019), “Sự phát triển của Phật giáo vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa và nay, tr.120-131.

Phan Thạnh (2020), “Hình tượng nhân vật Đổng Vân trong ‘Hứa Sử truyện vãn’ của thiền sư Toàn Nhật Quang Đài”, Liễu Quán (20), Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.116-121.

Phan Thạnh (2020), “Xu hướng đời sống hóa trong văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Đất Quảng  (194), tr.65-70.

Phan Thạnh (2020), “Tìm hiểu thể loại vãn trong sáng tác của thiền sư Toàn Nhật Quang Đài”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Chuyên san Văn-Sử-Triết học, Đại học Khoa học-Đại học Huế, tập 16 (3), tr.55-66.

Phan Thạnh (2020), “Sự tác động của khu vực và quốc tế đối với văn học vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T. 129, S. 6D: Khoa học Xã hội Nhân văn tiếng Việt, tr.119-129.

Phan Thạnh (2021), “Vị trí của văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII trong nền văn học Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung (01/69), tr.42-49.

 Thảo Vy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ