TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:33:11 Ngày 23/04/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Vệ
Tên đề tài: Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (nghiên cứu trường hợp tại huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang)

1. Họ và tên: Nguyễn Văn Vệ                                         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 24/01/1983                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 2 năm 216 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh tên đề tài luận án theo góp ý của Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, được ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng ý theo văn bản số: 1986/QĐ-XHNV ngày 27/10/2020 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

7. Tên đề tài luận án: Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (nghiên cứu trường hợp tại huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                  9. Mã số: 9760101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Quyết

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả đã phân tích những nội dung liên quan của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã chỉ ra những nội dung còn thiếu trong các nghiên cứu để từ đó tìm hướng đi sâu nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về dưới gốc độ Công tác xã hội.

11.2. Luận án đã chỉ ra một số hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về tại tỉnh Hà Giang bao gồm: Hỗ trợ vật chất, phát triển sinh kế; hỗ trợ về đời sống văn hóa, tinh thần; hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ; hỗ trợ an ninh, an toàn pháp lý. Theo đánh giá của nghiên cứu sinh, các hoạt động trên được tỉnh Hà Giang triển khai có kết quả tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về ngân sách, điều kiện khó khăn của địa phương, kỹ năng của nạn nhân trong quá trình hòa nhập.

11.3. Luận án chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp xuất phát từ người được hỗ trợ (nạn nhân bị mua bán trở về) như: trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức kỹ năng để tái hòa nhập, thất nghiệp… Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng khác xuất phát từ cộng đồng như: các hoạt động hỗ trợ chủ yếu là thăm hỏi, động viên, hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu… mà thiếu các hoạt động hỗ trợ để phát triển sinh kế bền vững (dạy nghề, giới thiệu việc làm…).

11.4. Sau khi nghiên cứu một số mô hình trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về, tác giả luận án đã xây dựng, đề xuất một mô hình hỗ trợ tại cộng đồng với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, gia đình, hàng xóm, nạn nhân và đặc biệt là sự trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội. Mô hình này gồm 8 bước đã chỉ rõ các hoạt động cụ thể của các bên liên quan, trong đó nổi bật là vai trò của Nhân viên công tác xã hội.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Có thể ứng dụng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (mục 4.2 – Chương 4) vào thực tiễn trợ giúp nạn nhân tại cộng đồng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Hiệu quả hoạt động của các mô hình trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

14.1. Nguyễn Văn Vệ (2017), “Phân tích chính sách hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán trở về phát triển kinh tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Giới trong phát triển kinh tế bền vững do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 18 tháng 11 năm 2017, ISBN: 978-604-56-4618-2, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, tr.393 –403.

14.2. Nguyễn Văn Vệ (2019), “Hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán trở về tại tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (10), tháng 10/2019, ISSN: 0866-8019, tr.61-70.

14.3. Nguyễn Văn Vệ - Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), Tổn thương tâm lý của phụ nữ bị buôn bán trở về: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm lý học: Tâm lý học và đạo đức nghề tâm lý học, NXB Lao động – xã hội, ISBN: 978-604-65-4417-3, tr. 96-104.

 Thảo Vy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ