TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:29:58 Ngày 27/05/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Ngô Ngọc Diễm
Tên đề tài: Các tội phạm về môi trường trong Luật hình sự Việt Nam

1. Họ và tên: Ngô Ngọc Diễm                                                    2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/02/1976                                                            4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4867/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định kéo dài thời gian học tập số 533/QĐ-ĐHQGHN ngày 5/2/2018 và Quyết định số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định trả về địa phương số 2029/QĐ-KL ngày 31/12/2019 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

7. Tên đề tài luận án: Các tội phạm về môi trường trong Luật hình sự Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự                       9. Mã số: 9380101.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận đối với các tội phạm về môi trường trong PLHS Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu, đánh giá, toàn diện tình hình áp dụng các quy định về các tội phạm về môi trường trong thời gian vừa qua ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự (BLHS) quy định về các tội phạm về môi trường và nâng cao hiệu quả áp dụng.

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam đối với các tội phạm về môi trường qua các lần pháp điển hóa BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan và thực tiễn xét xử 10 năm trở lại gần đây đối với các tội phạm về môi trường ở Việt Nam; Tiếp theo là nghiên cứu quan điểm của pháp luật quốc tế, PLHS của một số nước trên thế giới về mức độ tương thích, sự tương đồng, sự khác biệt của những quy định đối với các tội phạm về môi trường so với PLHS Việt Nam quy định đối với nhóm tội phạm này để có được kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ mà luận án đặt ra là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,.. Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể là phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê, chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học…

Kết quả chính của luận án: Xây dựng cơ sở lý luận chuyên sâu đối với các tội phạm về môi trường để từ đó làm sâu sắc thêm lý luận về các tội phạm về môi trường; luận giải ý tưởng lập pháp qua các lần pháp điển hóa của BLHS đối với các tội phạm về môi trường cũng như chỉ rõ những đặc điểm qua mỗi lần pháp điển hóa luật hình sự; hệ thống, khái quát hóa lại toàn bộ thực trạng xét xử các tội phạm về môi trường của Tòa án nhân dân trong phạm vi thời gian nghiên cứu; đề xuất những định hướng cơ bản trong xây dựng PLHS đối với các tội phạm về môi trường, cũng như những giải pháp thiết thực, có tính khả thi nhằm áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Các giải pháp có ý nghĩa trong việc phòng, chống các tội phạm về môi trường; xây dựng được mô hình cấu thành tội phạm (CTTP) cuả PLHS đối với các tội phạm về môi trường, góp phần tiếp tục hoàn thiện PLHS trong tương lai và giải pháp phòng chống tội phạm này.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: i) Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện, làm phong phú thêm kiến thức lý luận các tội phạm về môi trường, qua đó góp phần dự đoán xu hướng vận động của loại tội phạm này để hoàn thiện pháp luật đối với quy định các tội phạm về môi trường, cũng như nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, chống các tội phạm này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới; ii) Làm tài liệu tham khảo về lý luận cũng như thực tiễn cho các nhà hình sự học, cán bộ thực tiễn, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, cũng như cung cấp các luận cứ khoa học, phục vụ hoạt động lập pháp hình sự và hoạt động áp dụng PLHS trong việc đấu tranh phòng ngừa, chống các tội phạm về môi trường trong những năm tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Sản phẩm là tư liệu cho cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát tham khảo áp dụng trong công tác đấu tranh đối với các tội phạm về môi trường; những kiến nghị, giải pháp là tư liệu cho việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự trong tương lai.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Nghiên cứu chuyên sâu tội phạm về môi trường ở phương diện an ninh phi truyền thống.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

- Ngô Ngọc Diễm và Trần Thị Hoài Anh (2017), “Bàn về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí TAND, (1) tr. 1- 4.

- Ngô Ngọc Diễm (2019), “Một số vấn đề về tội phạm về môi trường trong quy định của pháp luật hình sự”, Tạp chí TAND, (17), tr. 23-27.

- Ngô Ngọc Diễm (2019), “Thực trạng tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong giai đoạn hiện nay: Một số nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Công thương-các kết quả nghiên cứu khoa học & ứng dụng công nghệ, (11) tr. 73-77.

- Ngô Ngọc Diễm (2019), “Tội phạm môi trường có yếu tố nước ngoài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và biện pháp xử lý”, Tạp chí Công thương-các kết quả nghiên cứu khoa học & ứng dụng công nghệ (9), tr. 27-30.

- Ngô Ngọc Diễm và Nguyễn Thị Phượng (2020), “Trách nhiệm hình sự và thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội về môi trường”, Tạp chí TAND (3), tr. 32-37.

- Ngô Ngọc Diễm và Mạc Minh Quang (2020) “Bàn về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong BLHS năm 2015”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp, (5) tr. 39-43.

 Quế Anh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ