TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:05:13 Ngày 10/06/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Huyền
Tên đề tài: Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí

1. Họ và tên: Đặng Thị Huyền                             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/3/1970                                     4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30/9/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí”

8. Chuyên ngành: Báo chí học                           9. Mã số: 62320101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn trong báo chí viết về tội phạm tại Việt Nam. Việc tiếp cận nghiên cứu báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ đảm bảo tính nhân văn là hướng đi mới có ý nghĩa đóng góp của luận án.

- Luận án dựng nên một khung lý thuyết để làm cơ sở cho báo chí đảm bảo nguyên tắc nhân văn khi viết về tội phạm, đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng và tính nhân văn của báo chí viết về tội phạm.

- Luận án đánh giá được thành công, hạn chế của báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với tính nhân văn của báo chí.

- Luận án đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết giúp báo chí chuyển tải tới công chúng những thông tin khách quan, chân thực về những vấn đề liên quan đến tội phạm đồng thời, đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn của báo chí.

- Luận án đề xuất Bộ quy tắc báo chí viết về tội phạm đảm bảo tính nhân văn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án  có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông có thêm cơ sở để xây dựng các chính sách về quản lý đào tạo báo chí phù hợp với sự phát triển của truyền thông, báo chí hiện đại.

- Luận án có thể là tư liệu tham khảo như một bộ tiêu chí để các Tổng biên tập, đội ngũ tổ chức sản xuất tin tức và các nhà báo trong quá trình chỉ đạo, biên tập và thực hiện tác phẩm báo chí sao cho vừa đảm bảo khách quan, chân thật, hấp dẫn và nhân văn, củng cố niềm tin nơi công chúng trong môi trường truyền thông ngày một biến đổi như hiện nay.

- Bộ tiêu chí cho báo chí viết về tội phạm được đề xuất trong luận án có thể làm cơ sở cho các cơ quan phát ngôn trong việc cung cấp thông tin để vừa đảm bảo nội dung thông tin vừa  bảo vệ được quyền con người.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn bộ tiêu chí cho báo chí viết về tội phạm đã đề xuất trong luận án sao cho phù hợp với sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Đặng Thị Huyền (2015), “Thách thức vể nhân văn trong thông tin vụ án”, Tạp chí Người làm báo (90-381), tr.56-57.

2. Đặng Thị Huyền (2018), Báo chí viết về tội phạm (Crime journalism) và tính nhân văn của báo chí”, Báo chí truyền thông những vấn đề  trọng yếu, tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, tr 268-285.

3. Đặng Thị Huyền (2019), “Báo chí viết về tội phạm: Cần tôn trọng quyền riêng tư của những người có liên quan đến vụ án”, Tạp chí Người làm báo (430), tr.30-31.

4. Đặng Thị Huyền (2020), “Tính nhân văn trong lựa chọn góc tiếp cận viết về tội phạm”, Tạp chí Người làm báo (431+432), tr.154-155-156.

5. Đặng Thị Huyền (2020), "Vấn đề đặt ra đối với báo chí viết về tội phạm", Tạp chí Người làm báo (442), tr.32-33.

 Thái Huy
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ