TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 10:59:04 Ngày 16/06/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hà Thị Thanh Thủy
Tên đề tài: Quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo

1. Họ và tên: Hà Thị Thanh Thủy                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/11/1970                                    4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 668/QĐ-CTHSSV, ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định đổi tên đề tài số 609/QĐ-ĐT, ngày 21/3/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục;

Quyết định đổi tên đề tài số 1828/QĐ-ĐHGD, ngày 17/11/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục;

Quyết định kéo dài thời gian học tập: số 1225/QĐ-ĐHGD, ngày 30/7/2018; Số 126/QĐ-ĐHGD, ngày 24/01/2019; và số 1172/QĐ-ĐHGD, ngày 01/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

7. Tên đề tài luận án: “Quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”

8. Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục                   9. Mã số:  9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Chính, TS. Trần Văn Tính

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về mặt lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa lí thuyết về quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo vào khoa học quản lí giáo dục.

- Về mặt thực tiễn: Luận án đã xác định được thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, đề xuất 04 giải pháp (gồm 09 biệp pháp) nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo: Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí đáp ứng yêu cầu của đào tạo trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT (Biện pháp 1: Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quản lí mang tính hướng dẫn; Biện pháp 2. Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quản lí mang tính kiểm soát, chế tài); Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo (Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập kĩ năng hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, NCKH và hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp trong toàn khóa học; Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kĩ năng hướng dẫn, giám sát và đánh giá quá trình học tập của sinh viên; Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập kỹ năng hướng dẫn sinh viên kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập, rèn luyện của bản thân); Giải pháp 3: Tạo lập các điều kiện hỗ trợ về tinh thần, cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên (Biện pháp 6. Tổ chức lại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN và phòng tư liệu của các trường thành viên theo hướng không gian học tập chung (Learning commons); Biện pháp 7. Tổ chức các loại hình câu lạc bộ phù hợp sở thích cho sinh viên); Giải pháp 4: Tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên và thiết lập các cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên trong khởi nghiệp để thích ứng với bối cảnh hội nhập (Biện pháp 8. Tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho SV; Biện pháp 9: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên trong khởi nghiệp để thích ứng với bối cảnh hội nhập)

Thử nghiệm thành công Giải pháp 4: Tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên và thiết lập các cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên trong khởi nghiệp để thích ứng với bối cảnh hội nhập”.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo vào khoa học quản lý giáo dục.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay và trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

- Các giải pháp quản lí được đề xuất trong luận án có thể được vận dụng trong thực tiễn quản lí sinh viên các trường đại học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Hoàn thiện hệ thống quản lý sinh viên các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

14.1. Đề tài đang chủ trì/tham gia: chủ trì 02 đề tài cấp Trường

- “Giải pháp quản lý sinh viên theo mô hình a + b tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội”; Mã số đề tài: QS.16.09; Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2017; đã nghiệm thu tháng 08/2017; đạt loại Tốt.

- “Thực trạng công tác hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp điển hình của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội”. Mã số: QS.18.08; Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019; đã nghiệm thu tháng 12/2019; đạt loại Tốt.

14.2. Công trình khoa học đã công bố: 06

- Hà Thị Thanh Thủy (2015), “Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm Trường Đại học Giáo dục”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 4/2015, trg. 131-165.

- Hà Thị Thanh Thủy (2017), “Quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, tháng 01/2017, số 137, trg. 85-87, Hà Nội.

- Hà Thị Thanh Thủy (2017), “Vai trò của cố vấn học tập trong tham vấn khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Phát triển năng lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp” (Creativity Development and Opportunities for Business and Startup Ideas), Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN và Quỹ Nafosted, tháng 7/2017, pag. 426-435.

- Hà Thị Thanh Thủy (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Giáo dục cho mọi người”, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN và Đại học Quốc gia Giáo dục Hàn Quốc, tháng 9/2018, trg. 263-275.

- Hà Thị Thanh Thủy (2019), “Thực trạng hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên – Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên (Proceedings of 1th International Conference on Innovation of Teacher Education) “20 năm phát triển mô hình đào tạo giáo viên liên thông” (Twenty Years of Development – A model for Intern- Institutional Teacher Traning), Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, tháng 11/2019, trg. 263-275.

- Hà Thị Thanh Thủy (2020), “Một số vấn đề về tự học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Đánh giá và Đo lường trong giáo dục; The 1st International Conference on Assessment and Measurement in Education (VietAME) “New trends in assessment and quality assurance in education”, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, tháng 10/2020, trg.517-531.

 Phương Hoa
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ