TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:00:00 Ngày 06/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Xuân Phong
Tên đề tài: Chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Họ và tên: Nguyễn Xuân Phong                                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/4/1971                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi tên đề tài lần 1: Quyết định số 2702/QĐ-XHNV, ngày 26 tháng 9 năm 2018

- Thay đổi cán bộ hướng dẫn: Quyết định số 232/QĐ-XHNV, ngày 9 tháng 1 năm 2019

- Điều chỉnh tên đề tài lần 2: Quyết định 2136/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 11 năm 2020

7. Tên đề tài luận án: Chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

8. Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ          9. Mã số: 9340412.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Đức

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Tổng hợp, hệ thống hoá, đề xuất phân loại các hình thức gắn kết trường đại học và doanh nghiệp cũng như các rào cản, động lực của sự gắn kết theo 4 nhóm: nguồn nhân lực, tri thức-công nghệ, tài chính và xã hội-cộng đồng.

- Đề xuất mô hình gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và mô hình tác động của chính sách đến các động lực, rào cản của sự gắn kết đó.

- Phân tích và đánh giá tác động của các chính sách hiện có ở Việt Nam đến sự gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tác động vào các động lực và rào cản.

- Phân tích tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động của trường đại học và doanh nghiệp cũng như đến các động lực gắn kết của các tổ chức này.

- Tổng hợp và phân tích các giải pháp chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp từ kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia tiêu biểu trên thế giới và khu vực: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Malaysia và Singapore.

- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng tại 4 trường đại học và 105 doanh nghiệp, đồng thời phỏng vấn sâu lãnh đạo các trường đại học này để đánh giá hiện trạng gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam, phân tích hồi quy dữ liệu khảo sát để tìm ra các động lực và rào cản có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ gắn kết. Đây là các mục tiêu mà chính sách cần tác động vào để có hiệu quả tốt nhất trong việc tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Các giải pháp này bao gồm chính sách nhà nước, chính sách của các trường đại học và các doanh nghiệp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Là căn cứ khoa học để đưa ra chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở cả ba cấp độ nhà nước, trường đại học và doanh nghiệp. Các giải pháp chính sách được đề xuất có thể được ứng dụng trong thực tiễn ở các cấp quan tâm đến việc tăng cường sự gắn kết này.

- Mô hình hệ thống hoá và phân loại hình thức, động lực và rào cản của sự gắn kết trường đại học và doanh nghiệp; mô hình tác động của chính sách tới sự gắn kết trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam; phương pháp phân tích định lượng để tìm ra sự phụ thuộc của mức độ gắn kết vào động lực và rào cản có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tăng số lượng các trường, doanh nghiệp và đáp viên được khảo sát để kết quả nghiên cứu đầy đủ hơn khi phân tích định lượng.

- Hoàn thiện mô hình gắn kết trong đó tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác đối với sự gắn kết nhà trường – doanh nghiệp, ngoài động lực và rào cản (ví dụ như văn hoá vùng miền, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu và so sánh giữa các nhóm ngành nghề…).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Xuân Phong (2016), “Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Đại học FPT”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý Tập. 32, Số 4, tr. 57-66.

2. Nguyễn Xuân Phong (2019), “Những thách thức của giáo dục đại học trong bối cảnh CMCN 4.0 nhìn từ góc độ cơ hội việc làm của sinh viên”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành”, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Phong, Võ Minh Sang (2020), “Phát triển đại học khởi nghiệp sáng tạo - Giải pháp thúc đẩy hợp tác đại học và doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý Tập 36 (3), tr. 44-57.

4. Nguyễn Xuân Phong (2020), “Những thách thức của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0”. Tạp chí Chính sách và quản lý – Khoa học và công nghệ (3).

5. Nguyễn Xuân Phong (2020), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (576), tr. 43-45.

 Nguyễn Duy - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ