1. Họ và tên: Trần Trọng Thắng 2.Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 21/11/1969 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2875/QĐ-ĐHKHTN ngày 07/8/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Trong quá trình làm luận án, nghiên cứu sinh đã các thay đổi và được nhà trường chấp nhận theo các quyết định: Quyết định gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh số 4735/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018; Quyết định gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh số 569/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/2/2020; Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sỹ số 3056/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/9/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 7. Tên đề tài luận án: Tiềm năng năng lượng nguồn tài nguyên địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ trong mối liên quan với các đặc điểm địa chất, kiến tạo khu vực. 8. Chuyên ngành: Địa chất học 9. Mã số: 9440201.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Tích, PGS.TS Đặng Mai 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Xác định được nguồn nhiệt, kênh dẫn truyền nước địa nhiệt, bồn chứa địa nhiệt và dung dịch nhiệt của hệ địa nhiệt Hưng Hà - Quỳnh phụ. Gradient địa nhiệt khá cao ở vùng này là do những khối đá biến chất nằm sâu bên dưới, trồi lộ dọc theo đới siết trượt sông Hồng. Nhiệt độ dưới bồn địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ tính theo địa nhiệt kế hóa học dung dịch nhiệt là 1480C phù hợp với nhiệt độ theo gradient địa nhiệt của vùng nghiên cứu. Mô hình khái niệm cho hệ địa nhiệt là một bước rất quan trọng để hiểu biết một cách hệ thống về hệ địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ và có ý nghĩa định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Tiềm năng năng lượng của bồn địa nhiệt thứ sinh được đánh giá bằng năng lượng có thể khai thác từ khối nước nóng trong bồn trầm tích Pleistocen. Khối lượng nước nóng này có thể dễ dàng khai thác cho các ứng dụng địa nhiệt trực tiếp. Tiềm năng năng lượng bồn địa nhiệt ở dưới sâu được ước lượng có thể cung cấp cho nhà máy sản xuất điện công suất 13,1 MWe trong thời gian 30 năm. Xác lập bộ dữ liệu gồm các đứt gãy, hoạt động magma, biến chất, tầng chứa, tầng chắn, loại nước khoáng, nhiệt độ bồn chứa địa nhiệt dưới sâu, cơ chế xuất lộ và quy mô khai thác khả tính cho một nguồn địa nhiệt thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Khả năng ứng dụng của nghiên cứu vào thực tiễn là hoàn toàn khả quan. - Về ứng dụng địa nhiệt trực tiếp: Với tiềm năng năng lượng của khối nước nóng lớn ở độ sâu không lớn, không cần phải chỉ phí cho thăm dò, người dân có thể dễ dàng khai thác cho các ứng dụng trực tiếp như ngâm tắm, bể bơi nước nóng, vật lý trị liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm ở quy mô lớn. - Về ứng dụng phát điện: Bồn địa nhiệt Hưng Hà – Quỳnh Phụ có thể khai thác cho xây dựng nhà máy điện địa nhiệt với công suất khoảng 13 MW. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Sử các phương pháp nghiên cứu địa vật lý, đặc biệt là từ Tellur để xác định ranh giới, kích thước và hình dạng của bồn địa nhiệt ở dưới sâu. - Cần khoan địa nhiệt cấp để có được địa nhiệt cấp thực tế hơn ở trường địa nhiệt này và đây cũng là bước khởi đầu cho quá trình thăm dò tiến tới khai thác nguồn địa nhiệt này. - Theo cách này, có thể nghiên cứu, đánh giá các nguồn địa nhiệt khác ở đồng bằng Sông Hồng nói riêng và các nguồn địa nhiệt trên lãnh thổ Việt Nam nói chung. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Vũ Văn Tích và Trần Trọng Thắng (2015), “Active Faults and Geothermal Potential in Vietnam: a Case Study in Uva Area, Dien Bien Phu Basin, Along Dien Bien -Lai Chau Fault”, Proceedings World Geothermal Congress, Melbourne, Australia. [2] Trần Trọng Thắng, Nguyễn Thạc Cường và Phạm Xuân Ánh (2016), “Thermal fluid characteristics of geothermal prospects in The North Central Vietnam and their potential for power generation”, Proceedings The 11th Asian Geothermal Symposium, Chiangmai, Thailand. [3] Trần Trọng Thắng, Vũ Văn Tích, Đặng Mai, Hoàng Văn Hiệp, Phạm Hùng Thanh và Phạm Xuân Ánh (2016), “Một số kết quả đánh giá tiềm năng năng lượng của các nguồn địa nhiệt triển vọng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S, p225-235. [4] Trần Trọng Thắng, Nguyễn Trọng Hiền, Vũ Hồng Đăng và Nguyễn Tiến Quang (2018), “General assessment for potential of ground source heatpump instalation in the Red River delta, Vietnam”, Proceedings of Grand Renewable Energy, Pacifico Yokohama, Yokohama, Japan. [5] Trần Trọng Thắng, Trần Văn Miến, Nguyễn Trọng Hiền, Nguyễn Cao Cường, Vũ Hồng Đăng và Nguyễn Tiến Quang (2018), “Estimate of enhanced geothermal system (EGS) potential in mainland Red River basin, Vietnam”, Proceedings The 12th Asian Geothermal Symposium, Daejeon, Korea. [6] Trần Trọng Thắng và Nguyễn Thạc Cường (2020), “An Overview on Geothermal Potential Assessment and Geothermal Development in Vietnam”, Proceedings World Geothermal Congress 2020. Reykjavik, Iceland. [7] Trần Trọng Thắng, Vũ Văn Tích, Phạm Xuân Ánh và Hòang Văn Hiệp (2020), “Quynh Phu – Hung Ha Geothermal System in Red River Delta, Vietnam: Geothermal Potential and Conceptual Model”, Proceedings World Geothermal Congress, Reykjavik, Iceland. |