TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:16:00 Ngày 14/12/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Ngô Hải Hoàn
Tên đề tài: Áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đối với Việt Nam

1. Họ và tên: Ngô Hải Hoàn                                           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/05/1975                                                4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5385 QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019 và Quyết định số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020 về việc cho phép kéo dài thời gian học tập của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đối với Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Luật quốc tế                                      9. Mã số: 9380101.06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã nghiên cứu một cách khá toàn diện lý luận về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế dưới góc độ là những cách thức giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó tập trung vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo. Nêu ra khái niệm về áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo.

(ii) Luận án đã khái quát toàn cảnh về thực trạng các tranh chấp ở Biển Đông, nhất là những tranh chấp liên quan đến Việt Nam, đánh giá về thực trạng giải quyết các tranh chấp về biển, đảo ở khu vực này dưới góc độ pháp lý quốc tế.

(iii) Luận án đã hệ thống hóa những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo có thể và nên lựa chọn áp dụng để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông đối với Việt Nam theo nhóm các biện pháp ngoại giao và tài phán, trong đó có lưu ý về một số biện pháp cụ thể mang tính “đột phá” để giải quyết hiệu quả một số “loại” tranh chấp cụ thể ở Biển Đông. Đưa ra những lập luận khẳng định Việt Nam có đầy đủ “chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý” về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo quy định của pháp luật quốc tế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

(i) Luận án sẽ bổ sung vào hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý quốc tế  về Biển Đông, có thể sử dụng là tài liệu hữu ích để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về luật quốc tế ở Việt Nam. Các đề xuất về mặt pháp lý quốc tế của luận án có thể và có khả năng vận dụng được vào thực tiễn để giải quyết hiệu quả các tranh chấp ở Biển Đông.

(ii) Đề xuất về áp dụng các biện pháp tài phán có thể phải được thực hiện song song, đồng thời với các biện pháp ngoại giao (như đàm phán, thương lượng, hòa giải...) thì mới phù hợp với tình hình thực tiễn và có thể sẽ làm gia tăng hiệu quả trong giải quyết một số “loại” tranh chấp cụ thể ở Biển Đông.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại; so sánh, tìm ra nguyên nhân chính và những yếu tố cốt lõi tác động tích cực, tiêu cực đến việc “áp dụng” các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông của Việt Nam. Trong đó sẽ chú ý tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng từ các chiến lược quân sự, ngoại giao, kinh tế của các cường quốc đối với việc lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp của Việt Nam để thích ứng với tình hình mới trong giai đoạn sắp tới.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

14.1.  Ngô Hải Hoàn (2018), “Tòa án Công lý quốc tế và thẩm quyền giải quyết các  tranh chấp ở Biển Đông”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 4(49), tr.9-11.

14.2. Ngô Hải Hoàn (2019), “Các cơ quan tài phán quốc tế và thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông”, Tạp chí Nghề Luật, (6), tr.85-90.

14.3. Ngô Hải Hoàn (2019), “Giải pháp sử dụng Tòa án Công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”, Tạp chí Pháp lý, (9), tr.63-66.

14.4. Ngô Hải Hoàn (2020), “Áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế”, Tạp chí pháp luật và phát triển, số (1+2), tr.52-57.

 VNU Media - Ban Đào tạo
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ