TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:08:04 Ngày 31/03/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Hồ Thu Thảo
Tên đề tài: Cơ quan Đối ngoại Châu Âu: Sự hình thành, tổ chức và hoạt động (2009-2019)

1. Họ và tên: Hồ Thu Thảo                                             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/07/1990                                                4. Nơi sinh: Liên bang Nga

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Kéo dài thời gian đào tạo (18 tháng): Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021

- Thay đổi tên đề tài:

+ Lần 1, tháng 11/2017

Tên đề tài cũ: “Vai trò của Tòa án Trọng tài Thường trực Lahay trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền quốc gia từ sau chiến tranh lạnh”

Tên đề tài mới: “Cơ quan Đối ngoại Châu Âu và hoạt động của nó trong giai đoạn từ 2009 đến 2017”

+ Lần 2, tháng 3/2020

Tên đề tài cũ: “Cơ quan Đối ngoại Châu Âu và hoạt động của nó trong giai đoạn từ 2009 đến 2017”

Tên đề tài mới: “Cơ quan Đối ngoại Châu Âu: Sự hình thành, tổ chức và hoạt động (2009- 2019)”

7. Tên đề tài luận án: Cơ quan Đối ngoại Châu Âu: Sự hình thành, tổ chức và hoạt động (2009-2019)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                                9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp  

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thứ nhất, nguyên tắc gắn kết là một yếu tố định hướng quan trọng và sống còn trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của EU nhằm đảm bảo sự mạch lạc, liên kết và nhất quán trong mọi hoạt động và tuyên bố của EU với bên ngoài. Nguyên tắc này nằm ở trọng tâm và chi phối mọi khía cạnh EEAS từ sự hình thành, tổ chức đến chức năng hoạt động.

- Thứ hai, EEAS không phải sản phẩm của một quyết định nhất thời, trái lại, đó là kết quả không hề dễ dàng của sự giao thoa giữa hai quá trình: Thứ nhất là quá trình phát triển và hội nhập Châu Âu ổn định và bền vững; thứ hai là quá trình đàm phán và chuẩn bị kéo dài với những tính toán lợi ích phức tạp bên cạnh những khó khăn chồng chéo từ trong và ngoài EU.

- Thứ ba, EEAS là một chủ thể với bản chất đặc thù, độc nhất và cá biệt. Cơ quan này có một địa vị pháp lý không giống với bất kỳ thể chế nào khác của EU, nó nằm ở vị trí “trung gian” giữa các thể chế của EU và các quốc gia thành viên, cũng như giữa trụ cột chính sách đầu tiên mang tính siêu quốc gia và trụ cột thứ hai mang tính liên chính phủ của EU. Từ vị trí này, EEAS vừa hỗ trợ tất cả các bên, vừa là giao điểm kết nối tất cả các bên trong quá trình chính sách đối ngoại của EU.

- Thứ tư, ở một mức độ nào đó các nước thành viên đều công khai thể hiện quan điểm ủng hộ EEAS, tuy nhiên, điều này không chỉ xuất phát từ mong muốn nâng cao vị thế quốc tế của EU, mà còn từ những lợi ích có thể củng cố hoặc đạt được thông qua việc khai thác “công cụ” mới là EEAS. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đồng thời có những sự lo ngại và dè chừng nhất định đối với EEAS xuất phát từ việc các nước này coi EEAS là đối thủ cạnh tranh với Bộ Ngoại giao quốc gia.

- Thứ năm, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định để chứng minh tiềm năng và triển vọng phát triển, song khoảng thời gian mười năm vẫn là khá ngắn để EEAS thật sự đạt được những bước chuyển mình mà giới chức EU đã kỳ vọng. EEAS vẫn còn một chặng đường dài phía trước với nhiều thách thức phải đối mặt, trong đó có những mâu thuẫn thường trực và lưỡng nan mà để giải quyết được sẽ đòi hỏi không ít nỗ lực từ mọi bên liên quan: mâu thuẫn giữa EEAS và cơ quan ngoại giao quốc gia; mâu thuẫn giữa lợi ích của EU và lợi ích quốc gia; mâu thuẫn giữa tính chất siêu quốc gia và liên chính phủ trong nội tại EEAS; và mâu thuẫn giữa chính các nhóm nhân viên được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau trong EEAS.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn, nếu có:

- Thứ nhất, luận án là một sự đóng góp có tính mới vào lĩnh vực nghiên cứu châu Âu ở Việt Nam, từ đó cung cấp những thông tin, quan điểm và nhận định có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về EU nói chung và chính sách đối ngoại của EU nói riêng.

- Thứ hai, các nhận xét và đánh giá trong luận án có giá trị dự báo nhất định đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến triển vọng nhất thể hóa chính trị của EU trong tương lai.

- Thứ ba, luận án có giá trị tham khảo giúp đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp cho Việt Nam, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong việc thúc đẩy và tận dụng quan hệ ngoại giao với EU trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực.

13: Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong khả năng của mình, nghiên cứu sinh mong muốn có thể tiếp tục có những nhận định sắc sảo hơn về xu hướng vận động của EEAS trong tương lai, tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng của chính sách đối ngoại EU như quản lý khủng hoảng, nhân quyền, năng lượng và chống khủng bố…

14. Những công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hồ Thu Thảo (2019), “Chính sách nhập cư châu Âu: Các yếu tố định hình và nguyên nhân thất bại”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (221), tr.24-34.

2. Hồ Thu Thảo (2020), “Bàn về chủ quyền quốc gia trước sự ra đời của Cơ quan Đối ngoại Châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu (236), tr.48-60.

3. Hồ Thu Thảo (2020), “Cơ quan Đối ngoại Châu Âu: Đặc điểm và khả năng gắn kết”, Tạp chí Đối ngoại (129), tr.56-62.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ