TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:32:39 Ngày 18/05/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phạm Diệu Linh
Tên đề tài: Sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người khuyết tật tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân và huyện Đông Anh)

1. Họ và tên: Phạm Diệu Linh                                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/09/1993                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 2378/QĐ-XHNV, ngày 27/11/2020

7. Tên đề tài luận án: Sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người khuyết tật tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân và huyện Đông Anh)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                         9. Mã số: 62 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Bá Thịnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(1) Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng tham gia BHYT của người dân, luận án đã bổ sung một tiếp cận mới khi nghiên cứu về khía cạnh sử dụng BHYT khi khám chữa bệnh của riêng nhóm khách thể đặc thù là người khuyết tật và không loại trừ bất cứ dạng khuyết tật nào trong toàn bộ 6 dạng khuyết tật: vận động, nhìn, nghe-nói, trí tuệ, tâm thần, khuyết tật khác (trong đó gồm những người có đa khuyết tật).

(2) Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã nhận diện được nhận thức, nhu cầu về bảo hiểm y tế của NKT tại địa bàn nghiên cứu, từ đó làm rõ mức độ sử dụng và thói quen sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của NKT tại các cơ sở y tế, qua đó nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng.

 (3) Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã tìm hiểu được các đánh giá của NKT và một số bên liên quan về: thủ tục khám chữa bệnh; trình độ/tay nghề của bác sĩ, thái độ phục vụ của cán bộ y tế; chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh; thuốc được cấp theo BHYT và mức thanh toán của BHYT khi NKT khám chữa bệnh. Qua đó, tập trung xác định các rào cản/bất cập mà NKT gặp phải trên thực tế. Đồng thời, nhận diện một số yếu tố thuộc về NKT và yếu tố bên ngoài NKT ảnh hưởng tới các khía cạnh này.

 (4) Luận án đã đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện những bất cập hiện đang tồn tại đối với NKT khi sử dụng BHYT để khám chữa bệnh, nhằm hướng tới cung cấp một dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng hoàn thiện hơn nữa cho NKT tại các cơ sở y tế hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Bộ Y tế nói chung và các cơ sở y tế khám chữa bệnh bằng BHYT nói riêng có thể tham khảo những phát hiện chính của luận án, từ đó làm cơ sở xây dựng các giải pháp hoàn thiện hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các cơ sở y tế hiện nay.

- Luận án sẽ cung cấp cho các nhà quản lý và những người hoạch định chính sách một bức tranh khái quát về việc thực hiện luật BHYT trong hoạt động khám chữa bệnh hiện nay cho NKT. Những dữ liệu thu thập được về khám chữa bệnh bằng BHYT của NKT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này sẽ là cơ sở để các nhà quản lý có các giải pháp về mặt chính sách có hiệu quả hơn nhằm phát huy được quyền của NKT, đồng thời cũng huy động được sự tham gia chủ động và tích cực hơn từ phía cộng đồng NKT trong quá trình thực hiện luật BHYT.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Triển khai nghiên cứu trên nhóm khách thể người khuyết tật tại các địa phương khác để định hình một cách toàn diện hơn về bức tranh sử dụng BHYT của NKT tại Việt Nam.

- Nghiên cứu về tình hình sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của một số nhóm người yếu thế khác trong xã hội.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Diệu Linh (2019), “Tiếp cận một số nghiên cứu về bảo trợ xã hội cho người khuyết tật”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận Tập 7 (164), tr.76-81.

2. Phạm Diệu Linh (2019), “Chính sách bảo hiểm y tế trong đáp ứng nhu cầu về dụng cụ trợ giúp của người khuyết tật”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 5 (6), tr.176-187.

 VNU Media - VNU-USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ