TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:07:44 Ngày 31/05/2022 GMT+7
Thông báo bảo vệ LATS của NCS Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tên đề tài: An investigation into EFL teachers’ Professional Learning Communities at economics universities in Vietnam (Nghiên cứu cộng đồng học tập phát triển chuyên môn của giảng viên tiếng Anh ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam).

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia cho NCS Nguyễn Thị Hồng Hạnh.

Đề tài: An investigation into EFL teachers’ Professional Learning Communities at economics universities in Vietnam (Nghiên cứu cộng đồng học tập phát triển chuyên môn của giảng viên tiếng Anh ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam).        

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh

Mã số: 9140231.01                                                        Khóa: QH.2017.2

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Trào; TS. Huỳnh Anh Tuấn

Thời gian: 08h00 Thứ Ba ngày 14 tháng 6 năm 2022

Địa điểm: Phòng Bảo vệ Luận văn Luận án, Tầng 1 Nhà A3, Trường ĐH Ngoại ngữ, Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Một số thông tin cơ bản LATS của NCS như sau:

*/ Các kết quả mới của luận án:

Cộng đồng học tập phát triển chuyên môn (PLC) trong luận án này được hiểu là một cộng đồng cho cán bộ giảng viên cùng nhau làm việc, học hỏi, thực hành, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, cùng sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng để nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, góp phần tạo sự phát triển ổn định bền vững của tổ chức giáo dục có cộng đồng đó. PLC được ứng dụng hiệu quả trên thế giới trong thực hành giảng dạy và phát triển chuyên môn (Hord,1997; Hord & Hirsh, 2008; Li & Hudson, 2011; East, 2015; Robert, 2017), nhưng chưa được nghiên cứu cho giảng viên tiếng Anh kinh tế ở Việt Nam (EETs).

Kết quả luận án thể hiện trên 6 nội dung: (1) Giảng viên và hoạt động học tập tích lũy; (2) Hoạt động chuyên môn PLC bao gồm hoạt động PLC và giai đoạn phát triển PLC; (3) Tổ chức triển khai PLC; (4) Quản lý chất lượng PLC; (5) Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PLC; và (6) Các khuyến nghị và một số mô hình đề xuất. Trong 4 giai đoạn phát triển thì PLC ở một số trường đại học kinh tế tại Việt Nam (VEUs) đang ở giai đoạn 2 (giai đoạn 1 là chưa có PLC); hoạt động chuyên môn PLC phân tán; việc triển khai PLC chưa đầy đủ, bị tách rời, chưa có kế hoạch, cơ chế vận hành, công tác quản lý, đánh giá chất lượng dành riêng cho PLC.

Giảng viên được hỏi đều cho rằng phải tự học là chính, trong khi PLC là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ nhưng chưa phát huy được hiệu quả. PLC được đánh giá là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, hiện đại hóa việc học và dạy, hội nhập quốc tế, làm phong phú phương pháp, hình thức phát triển chuyên môn cho giảng viên và tạo ra nhiều lợi ích thiết thực trong hợp tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu. Bước đầu đã có hoạt động chuyên môn PLC nhưng chưa hình thành công tác tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, đánh giá hiệu quả dẫn tới thiếu đồng bộ khi thực hiện.

Những điểm mới: (1) Kết hợp nghiên cứu phát triển và nghiên cứu ứng dụng về PLC cho giảng viên tiếng Anh ở VEUs; (2) Khẳng định PLC ở VEUs chưa phát triển đồng bộ theo nhu cầu thực tế; (3) Tính khả thi của các khuyến nghị; (4) Làm rõ tương tác giữa TPD (Phát triển chuyên môn giảng viên), PLC với EET; (5) Cấu trúc lại, xác định tương tác chuyên môn PLC; (6) Nâng cấp giai đoạn PLC; (7) Phát triển cách thức tổ chức học tập; (8) Nâng cao chất lượng tổ chức học tập; (9) Tích lũy đầu vào cho PLC; (10) Cấu trúc cơ sở dữ liệu cho PLC; (11) Mô hình cấu trúc hoạt động PLC; (12) Tiêu chí đánh giá hoạt động PLC. Trong đó đã phát triển mô hình hoạt động PLC về hoạt động chuyên môn, tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng, việc tích lũy của giảng viên, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu. Đề xuất các hình thức thúc đẩy PLC theo 4 giai đoạn phát triển và các khuyến nghị để khởi tạo, tạo động lực, bộ máy thực hiện, cơ chế vận hành, quản lý chất lượng, hoạt động tổng thể PLC, tiêu chí đánh giá, vai trò và tương tác của PLC, TPD với sự tích lũy của EETs. Kết quả còn có các khuyến nghị về các yếu tố tác động và một số sơ đồ tương tác khác.

*/ Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Việc nghiên cứu đồng thời cả lý luận, thực tiễn, phát triển các giải pháp và mô hình ứng dụng PLC, kết quả luận án có thể vận dụng để đánh giá, triển khai PLC ở VEUs, nghiên cứu chuyên môn, giải pháp thực hiện, đánh giá chất lượng PLC, vì PLC là một giải pháp quan trọng về học và thực hành, phát triển nghề nghiệp nhờ kết hợp học tập cộng đồng với tự học, tích lũy và chia sẻ của EETs.

*/ Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu về PLC ở bậc đại học, nghiên cứu đào tạo phát triển cho đội ngũ EETs cả về ngoại ngữ chuyên ngành, kinh tế, quản lý kinh tế, thực hành giảng dạy đáp ứng yêu cầu của VEUs trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu tiếp về các yếu tố chuyên môn PLC như xác định tầm nhìn, tạo dựng và duy trì hoạt động lãnh đạo nhóm, học tập, thực hành, xây dựng mối quan hệ. Tiếp tục nghiên cứu, viết tài liệu về PLC để ứng dụng thực tiễn, phục vụ đào tạo phát triển, ở môi trường tự chủ, nghiên cứu tiếp về tổ chức thực hiện, quản lý chất lượng PLC, ứng dụng trực tuyến (online), mở rộng cho các chuyên ngành phù hợp khác.

 VNU Media - VNU - ULIS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ