TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:21:45 Ngày 23/06/2022 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Trung Hiếu
Tên đề tài: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh – Việt (qua so sánh nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” và 2 bản dịch tiếng Việt)

1. Họ và tên: Trần Thị Trung Hiếu                                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/04/1986                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3551/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi tên đề tài

Tên đề tài lần 1: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn Anh – Việt thuộc nhóm điều khiển (qua đối chiếu nguyên bản “Gone with the wind” và hai bản dịch tiếng Việt. (Ngày 29/12/2017)

Tên đề tài lần 2: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh – Việt (qua đối chiếu nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” và 2 bản dịch tiếng Việt) (Ngày 20/07/2021)

Tên đề tài mới: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh – Việt (qua so sánh nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” và 2 bản dịch tiếng Việt) (Ngày 07/10/2021)

- Kéo dài thời gian đào tạo từ ngày 20/12/2020 đến ngày 19/12/2021 theo quyết định số 1444/ QĐ-XHNV ngày 17/08/2020 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh – Việt (qua so sánh nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” và 2 bản dịch tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu PNCK theo cách tiếp cận mới này chỉ mới xuất hiện trên mười năm nay và được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đương dịch thuật các PNCK trong một tác phẩm văn học tiếng Anh sang tiếng Việt.

Trước đó, cũng có tác giả chọn cùng nguyên tác và bản dịch để đối chiếu tương đương dịch thuật, nhưng đây là công trình đầu tiên so sánh cách dịch các PNCK của cùng một tác phẩm văn học tiếng Anh trong 2 bản dịch tiếng Việt và giải thích những tương đồng và khác biệt giữa 2 bản dịch từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá. Rõ ràng, dịch (đặc biệt là dịch văn chương) bao gồm việc dịch giả chọn lựa những từ ngữ hay cách diễn đạt theo sở thích, phong cách và cảm nhận riêng của họ nhằm tạo cảm hứng cho người đọc. Do đó, những bản dịch khác biệt của cùng một văn bản có thể rất khác nhau. Chúng thể hiện phong cách, tài năng và sự cảm thụ riêng của những dịch giả khác nhau.

Các tác giả trước đây tập trung nghiên cứu các loại câu cầu khiến đích thực trong tiếng Việt, có ngôn trung là cầu khiến; đồng thời cũng sử dụng những câu có hình thức là cầu khiến nhưng ngôn trung không phải là cầu khiến, so sánh đối chiếu chúng với những câu cầu khiến đích thực. Đây cũng là hướng đi chúng tôi đang quan tâm nhưng sẽ khai thác cụ thể hơn trong luận án của mình với hình thức PNCK trực tiếp và gián tiếp, so sánh giữa tiếng Anh và hai bản dịch tiếng Việt của hai dịch giả khác nhau để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau. Đây cũng là điểm mới của luận án mà chưa được các nhà nghiên cứu trước đó quan tâm.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về dịch thuật, dịch văn học từ tiếng nước ngoài và là nguồn tham khảo hữu ích cho việc dạy, học môn dịch thuật trong dạy và học Anh ngữ hiện đại. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn hữu dụng trong thực tế ứng dụng các phát ngôn cầu khiến để đạt được mục đích cầu khiến phù hợp trong giao tiếp.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Do khuôn khổ có hạn của luận án, trong quá trình nghiên cứu tương đương dịch thuật các PNCK Anh – Việt, chúng tôi thấy còn một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp: Thứ nhất, luận án mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá cách dịch tương đương theo 4 tiêu chí chứ chưa nghiên cứu tất cả các tiêu chí đánh giá tương đương theo cặp lưỡng phân đối lập hình thức với nội dung. Thứ hai, luận án mới đi sâu điển cứu tiểu nhóm Ra lệnh (Order) và tiểu nhóm Rủ/ Gợi ý như một trong những điển hình của nhóm PNCK cạnh tranh và hòa đồng, vấn đề còn bỏ ngỏ là nghiên cứu tất cả các tiểu nhóm trong hai nhóm lớn này để có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về cách dịch tương đương các PNCK Anh – Việt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Tiếng Việt

1. Tran Thi Trung Hieu (2021), “Các PNCK tiếng Anh (nhóm gợi ý) trong nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” của Margaret Mitchell”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr.36-43.

2. Tran Thi Trung Hieu (2021), “Khảo sát cách chuyển dịch các phát ngôn cầu khiến cạnh tranh qua bản dịch “Cuốn theo chiều gió” của Dương Tường”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (11a), tr.85-94.

Tiếng Anh

1. Tran, H. (2020), “English Requests in “Gone with the wind” – Margaret Mitchell”, Journal of RATTANA PAÑÑĀ, Vol.5 (2), pp. 213-225. Retrieved from https://so06.tci-thaijo.org/index.php/BLJOU/article/view/244719.

2. Tran, H. (2020), “Duong Tuong’s Vietnamese Translation of Requests in Gone with the wind”, Yearbook of International Seminars: Translation in Era 4.0: Training, Research and Practice, Hanoi National University Press, pp.505-526.

3. Tran, H. (2021), “English- Vietnamese Request Translation of Duong Tuong and Vu Kim Thu in the novel “Gone with the wind”, American Journal of Educational Research Vol. 9 (6), pp.376-381.

 VNU Media - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ