1. Họ và tên: Nghiêm Bảo Anh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/08/199 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3686/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 4185/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nghiêm Bảo Anh;
Quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: Tác động của truyền miệng trực tuyến (eWOM) trên mạng xã hội đến ý định mua sắm sản phẩm may mặc công sở của phụ nữ: nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trúc Lê và TS. Hồ Chí Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã làm rõ được khái niệm truyền miệng trực tuyến (eWOM) trên mạng xã hội và chỉ ra các đặc tính của truyền miệng trực tuyến trên mạng xã hội, những khác biệt so với truyền miệng truyền thống.
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết làm rõ các yếu tố của truyền miệng trực tuyến (eWOM) có tác động đến việc người tiêu dùng tiếp nhận thông tin, và ảnh hưởng của yếu tố này đến ý định mua sắm trực tuyến sản phẩm may mặc công sở của phái nữ.
Luận án xây dựng và kiểm chứng được mô hình nghiên cứu phản ánh tác động của truyền miệng trực tuyến (eWOM) đến ý định mua hàng, thông qua cảm nhận về sự hữu ích và mức độ tin cậy của truyền miệng trực tuyến.
Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây, luận án đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu của eWOM và việc tiếp nhận eWOM, thông qua hai yếu tố trung gian là cảm nhận về tính hữu ích và mức độ tin cậy của eWOM.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ góc độ marketing và hành vi khách hàng, luận án đã làm sáng tỏ tác động của eWOM đối với ý định mua sắm trực tuyến của phái nữ trong lĩnh vực thời trang, mà cụ thể ở đây là may mặc công sở.
Luận án tập trung vào nghiên cứu việc tiếp nhận eWOM trên nền tảng mạng xã hội, để thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt về tác động của eWOM giữa các nền tảng trực tuyến khác nhau.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu sinh mong muốn có những khám phá mới mẻ về tác động của những nhóm yếu tố khác thuộc truyền miệng trực tuyến lên ý định mua hàng và hanh vi mua hàng trực tuyến ở những lĩnh vực khác nhau, một trong số đó là lĩnh vực giáo dục.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nghiêm Bảo Anh (2017). Phân tích các ứng dụng của truyền thông mạng xã hội trong lĩnh vực quản lý trung tâm đào tạo ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, 8, 251-255.
2. Anh, N B (2017). Electronic word-of-mouth analysis for the education sector in Vietnam. Asia - Pacific Economic Review (5), 108-110.
3. Nghiem, B.A., Vu, T.M.H. (2022). Determinants of eWOM Persuasiveness - A Literature Review. American Journal of Humanities and Social Sciences Research, 6 (5), 01-07.
4. Anh, N. B., & Hien, V. T. M. (2022). Impact Of Ewom On Office Wear Purchase Intention: An Empirical Study Of Vietnamese Female Consumers. Journal of Positive School Psychology, 6(8), 1067-1080. |