TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:01:05 Ngày 04/04/2023 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Đỗ Anh Chung
Tên đề tài: Nghiên cứu,phát triển áp dụng các phương pháp địa vật lý để phát hiện một số ẩn họa điển hình trong hệ thống đê, đập đất ở Việt Nam

1. Họ và tên: Đỗ Anh Chung                                           2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/11/1972                                                4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4999/QĐ – ĐHKHTN, ngày 30/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ gia hạn số 567/QĐ-ĐHKHTN ngày 14/02/2020 và số 318/QĐ-ĐHKHTN ngày 01/02/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu,phát triển áp dụng các phương pháp địa vật lý để phát hiện một số ẩn họa điển hình trong hệ thống đê, đập đất ở Việt Nam

8. Chuyên ngành:  Vật lý địa cầu                                    9. Mã số: 9440130.06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Đức Minh; PGS.TS. Lê Viết Dư Khương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đề xuất, xây dựng và đưa vào áp dụng thành công một phương pháp thăm dò điện đa cực mới với tên gọi Phương pháp thăm dò điện đa cực cải tiến trên cơ sở tích hợp, phát triển phương pháp thăm dò điện đa cực truyền thống và các phương pháp đo sâu điện cải tiến (1D). Các kết quả áp dụng thực tế đã chứng tỏ tính đúng đắn và khả năng áp dụng thực tế của phương pháp.

Lần đầu tiên nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào áp dụng có hiệu quả phương pháp nhiệt hồng ngoại để xác định hiện tượng “thoát không” dưới mặt đập lát mái bê tông ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Áp dụng phương pháp Thăm dò điện đa cực cải tiến để phát hiện vùng thấm, đường thấm bão hòa trên đập và khảo sát hiện trạng trên đê ở Việt Nam có hiệu quả tốt hơn: thời gian thực địa ít hơn, kinh phí ít hơn và kết quả tốt hơn.

- Phương pháp Nhiệt hồng ngoại góp phần giải quyết nhanh vấn đề thực tế rất lớn hiện nay là xác định nhanh, cảnh báo vị trí bị “thoát không” để xử lý hàng ngàn các công trình thủy lợi đã được bê tông hóa.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu để có thể xử lý, phân tích tham số  bằng phần mềm EarthIamager 2D.

- Hoàn thiện quy trình xác định “thoát không” bằng phương pháp nhiệt hồng ngoại để áp dụng và thực tế

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Đỗ Anh Chung, Vũ Đức Minh, (2013), “Nghiên cứu cải thiện khả năng tiếp đất của các điện cực trong phương pháp điện đa cực cho các môi trường khó tiếp đất”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 29(2), tr. 57-69.

[2]. Vũ Đức Minh, Đỗ Anh Chung, (2013), “Nghiên cứu mô hình vùng thấm trong thân đê, đập bằng phương pháp điện đa cực cải tiến và Ra đa đất”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 29(3), tr. 30-39.

[3]. Vu Duc Minh, Do Anh Chung, (2015), “Introduction to the Advanced Multi-Electrode Electrical Sounding method”, VNU. Journal of Mathematics-Physics, 31(3), pp. 1-14.

[4]. Vũ Đức Minh, Đỗ Anh Chung, (2015), “Một số kết quả thử nghiệm xác định đường bão hòa trong thân đập Đồng Mô bằng phương pháp Thăm dò điện đa cực tiên tiến”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(3), tr. 23-37.

[5]. Đỗ Anh Chung, Vũ Đức Minh, (2018), “Đánh giá khả năng phát hiện “thoát không” dưới lớp bê tông lát mái trên đê và đập bằng phương pháp Nhiệt Hồng ngoại thông qua nghiên cứu mô hình”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 34(3), tr. 95-106. 

[6]. Vu Duc Minh, Do Anh Chung, (2018), “Perfecting the Advanced Multi-Electrode Electrical Sounding method”, VNU. Journal of Mathematics-Physics, 34(3), pp. 90-103.

[7]. Đỗ Anh Chung, Vũ Đức Minh, (2019), “Áp dụng phương pháp Thăm dò điện đa cực 2D cải tiến để khảo sát hiện trạng, góp phần đánh giá độ ổn định của đê”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 35(1), tr. 104-118. 

[8]. Viengthong Xayavong, Vu Duc Minh, Do Anh Chung, Sonexay Xayheuangsy, Thiengsamone Sounsuandao, (2019), “Study the possibility of applying the advanced 2D multi-electrode electrical exploration method to find groundwater in Vientiane province, Laos”, Proceedings of the International Conference on Applied and Engineering Physics (ICAEP - 6), pp. 105-111.

[9]. Chung Anh Do, Minh Duc Vu, Luan Thanh Pham, Ahmed M. Eldosouky, (2022),  “Surveying the seepage area in the Dong Do dam by the improved multi-electrode electrical exploration method”, Frontiers in Scientific Research and Technology, 3, pp. 70-77, DOI: 10.21608/fsrt.2021.112247.1053.

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ