TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 09:29:51 Ngày 19/05/2023 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Thị Nguyệt Quế
Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xác định ranh giới trên biển với sự trợ giúp của công nghệ GIS (các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau)

1. Họ và tên: Phan Thị Nguyệt Quế                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/09/1972                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: theo Quyết định số 2999/ QĐ-ĐHKHTN ngày 18/8/2016 của trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 2378/QĐ-ĐHKHTN ngày 07 tháng 8 năm 2020, Quyết định gia hạn số 3103/QĐ-ĐHKHTN ngày 11 tháng 11 năm 2021 và Quyết định trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác số 1952/QĐ-ĐHKHTN ngày 19 tháng 7 năm 2022.

7. Tên luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xác định ranh giới trên biển với sự trợ giúp của công nghệ GIS (các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau)

8. Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

9. Mã số: 9440211.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Bảo Hoa; TS. Hoàng Ngọc Lâm

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã nghiên cứu thực tiễn phân định ranh giới trên biển ở thế giới và phân tích, chứng minh xác định ranh giới trên biển với sự trợ giúp của công nghệ GIS cần dựa trên các cơ sở khoa học sau: 1). Việc xác định ranh giới trên biển cần các cơ sở về luật pháp quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến ranh giới trên biển. 2). Cơ sở địa lý để làm rõ các khái niệm khi xác định ranh giới trên biển. 3) Cơ sở về kỹ thuật công nghệ là xem xét khả năng của GIS đối với việc xác định trên biển.

- Đã xây dựng quy trình xác định ranh giới trên biển vùng nội thủy và đưa ra các nội dung cho từng bước công việc để xác lập ranh giới trên biển.

- Đã xác định ranh giới trên biển dựa vào các đặc điểm kinh tế xã hội (phân chia đơn vị hành chính), để đưa ra nguyên tắc thực hiện khi xác định ranh giới trên biển: 1) Nguyên tắc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; 2). Nguyên tắc tôn trọng thực trạng quản lý của các địa phương; 3). Nguyên tắc công bằng và thỏa thuận khi xác định ranh giới; 4). Nguyên tắc phải thuận tiện cho việc quản lý.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn

Luận án đã đưa ra các giải pháp xác định ranh giới trên biển tại từng cặp tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau dưới sự hỗ trợ của GIS. Các giải pháp dưới sự hỗ trợ của GIS được vận dụng theo tình hình thực tiễn tại từng cặp tỉnh dựa trên các phân tích các điều kiện địa lý và các điều kiện tự nhiên là phương pháp đường cách đều (dựa trên nguyên tắc công bằng), phương pháp thỏa thuận (tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đường ranh giới đi theo đường kinh tuyến và phương pháp thỏa thuận cho huyện Côn Sơn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh liên quan). Các phương pháp xác định ranh giới được thực hiện đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Khả năng ứng dụng của luận án: Với phương pháp và quy trình đã nêu trong luận án có thể được sử dụng để xác định ranh giới tại địa phương cho đơn vị hành chính có đặc điểm địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội tương tự cho các cấp đơn vị hành chính có liên quan.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Đối với các khu vực có điều kiện địa lý phức tạp hơn như khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng là khu vực có rất nhiều đảo. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa công bố đường cơ sở từ khu vực phía Bắc đảo Cồn Cỏ (vị trí A11), việc xác định ranh giới tại các khu vực này cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Với đường cơ sở dự kiến thì giải pháp thực hiện tại khu vực có nhiều đảo nêu trên chủ yếu là giải pháp thỏa thuận.

Trên cơ sở cơ sở khoa học và thực tiễn về phương pháp, quy trình và các điều ước quốc tế về phân định ranh giới trên biển để tiếp tục nghiên cứu về phân đỉnh ranh giới Việt Nam với các quốc gia có liên quan ở khu vực Biển Đông.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Phan Thị Nguyệt Quế, Nguyễn Văn Sơn (2016). “Một số kết quả triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng”. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Số 27/3, tr. 58-64, ISSN: 0866-7705

[2]. Phan Thị Nguyệt Quế, Đinh Thị Hường (2017). “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới từ Hồ sơ địa giới hành chính”. Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, số 33/9, tr. 58-64, ISSN: 0866-7705

[3]. Phan Thị Nguyệt Quế, Đinh Thị Bảo Hoa, Hoàng Văn Soát (2018). “Nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính khu vực giáp ranh giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình”. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Số 2, vol 34, tr. 28-39, (2018), ISSN: 2588-1094. DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4237

[4]. Phan Thị Nguyệt Quế, Nguyễn Văn Sơn (2019). “Xây dựng và quản lý hồ sơ địa giới hành chính. Hội nghị khoa học và công nghệ Phát triển công nghệ đo đạc bản đồ trong thu nhận dữ liệu địa không gian”, tr. 128-138, ISBN: 978-604-952-414-1 

[5]. Phan Thi Nguyet Que, Dinh Thi Bao Hoa, Le Thanh Hai (2019). “Database Management System of Administrative Boundaries of Vietnam”, Proceeding of the International Conference on Earth Obvervations & Natural Hazards (ICEO&NH 2019), ISBN: 978-604-913-923-9

[6]. Phan, T. N. Q., Hoang, N. L., Dinh, T. B. H. and Pham, T. D., (2022), “The Method for Delimiting the Maritime Boundary in the Internal Waters Between Ba Ria-Vung Tau Province and the Coastal Provinces of Vietnam”. International Journal of GeoInformatics Vol.18 No.5, October 2022. ISSN :1686-6576 (Printed)| ISSN 2673-0014 (Online). DOI: https://doi.org/10.52939/ijg.v18i5.2371

[7]. Thi Nguyet Que Phan, Ngoc Lam Hoang, Thi Bao Hoa Dinh, Van Soat Hoang (2022), “The method for delimiting the maritime boundary in the internal waters of coastal provinces of Vietnam (from Binh Thuan province to Ca Mau province”. The 2nd International Conference on Geo-Spartial Technologies and Earth Resources 2022. Advances in Research on Water Resources and Environmental System. Trang 297-312. Springer ISBN: 183-5520, ISBN: 1863-5539 (electronic), Environmental Science and Engineering ISBN: 978-3-031-17807-8, 978-3-031-17808-5 (ebook) DOI: htpps://doi.org/10.1007/978-3-031-17808-5

[8]. Phan, T. N. Q, Dinh, T. B. H, Hoang, N. L, and Pham, T. D (2023), “Creating a database with information about Vietnam’s administrative boundaries”. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science 1170 (2023) 012013, National Conference on GIS Application 2022: GIS and Remote Sensing Applications for Environment and Resource Management 11/11/2022-12/11/2022, Ho Chi Minh City, Vietnam (GIS 2022), Volume 1170, trang 01-12 (Open Access), DOI: https://doi.org/doi:10.1088/1755-1315/1170/1/012013

 VNU Media - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ