1. Họ và tên: Kiều Đinh Sơn 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/10/1975 4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Kéo dài thời gian đào tạo từ 01/10/2019 đến 30/9/2021;
- Trả về đơn vị công tác từ 01/10/2021 đến 30/9/2023.
7. Tên đề tài luận án: Di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học 9. Mã số: 62 22 03 17
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tống Trung Tín; và PGS.TS Đặng Hồng Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Tổng hợp và hệ thống hóa các nguồn tư liệu khảo cổ học, lịch sử và văn hóa về các di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều;
- Xác định cấu trúc và đặc điểm của di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều trên các phương diện: quy mô, cấu trúc mặt bằng và hình thái kiến trúc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, các loại hình di vật khác. Qua đó, cung cấp cấu trúc mặt bằng tổng thể về phủ đệ An Sinh của thân vương thời Trần và Thái Miếu của vương triều Trần;
- Vai trò của di tích đền miếu ở Đông Triều đối với vương triều Trần; diễn trình lịch sử và thờ tự của các đền miếu này từ thời Trần đến nay; ứng xử của các vương triều Lê - Nguyễn đối với đền miếu liên quan đến nhà Trần ở Đông Triều;
- Nhận diện những giá trị lịch sử, văn hóa và di sản của hệ thống di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều;
- Cung cấp tư liệu khảo cổ học nhằm xác định một số vấn đề về lịch sử thời Trần: vấn đề Thái Miếu được xây dựng ở Phủ đệ; vấn đề cấu trúc quyền lực “phân tán” của vương triều quân chủ nhà Trần; vai trò và vị thế của An Sinh vương Trần Liễu và ấp thang mộc của ông đầu thời Trần;
- Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng phương án bảo tồn, trùng tu, phục dựng và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, di sản của hai nhóm di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều trong bối cảnh phát triển kinh tế văn hóa địa phương hiện nay và tương lai (khi di sản thế giới Yên Tử được UNESCO ghi danh).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho việc nhận diện giá trị di tích; là tư liệu khoa học tin cậy phục vụ công tác giáo dục và quảng bá giá trị của di tích; Kết quả của luận án góp cơ sở vào việc bảo tồn, tôn tạo di tích. Đóng góp tư liệu có độ tin cậy cao cho việc nghiên cứu, nhận diện di tích kiến trúc đền miếu qua các thời kỳ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu đặc điểm hệ thống di tích đền miếu của các triều đại quân chủ Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2018), “Hệ thống đền miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học công nghệ (60), tr. 38-41;
(2) Đặng Hồng Sơn, Kiều Đinh Sơn, Đỗ Minh Nghĩa (2019), “Di tích đền An Sinh (Quảng Ninh): Nhận thức qua tư liệu lịch sử và khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học (5), tr.89-100;
(3) Kiều Đinh Sơn (2023), “The An Sinh large ceramic basin in the Complex of the Tran Dynasty ceramics discovered at the An Sinh temple (Dong Trieu - Quang Ninh)”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.518-535;
(4) Kiều Đinh Sơn (2023), “Tran Dynasty temple as relics in Dong Trieu (Quang Ninh) through Archaeological Materials”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.536-550;
(5) Đặng Hồng Sơn, Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2023), “Di sản chùa tháp Phật giáo thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIII ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học Đại chúng (4), tr 77-85, ISSN 2095-5685.
|