Một trong những lợi ích không thể bỏ qua của cách mạng 4.0 là sự xóa bỏ khoảng cách vật lý, vươn tới những miền đất xa xôi chỉ bằng một lượt click. Đó là nền tảng cho một công cuộc có ý nghĩa to lớn với mọi quốc gia - số hoá di sản văn hoá, đặc biệt với một đất nước sở hữu lượng di tích, giá trị văn hoá đồ sộ và đa dạng như Việt Nam. Ý niệm về sứ mệnh này đã được manh nha từ hơn 20 năm về trước, và ở thời điểm hiện tại đã được hiện thực hoá qua chương trình “Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021). Bên cạnh những lợi ích đáng kể mà số hoá di sản đem lại, quá trình này cũng đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là việc khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các cộng đồng dân tộc ít người trong quá trình số hóa di sản, đặc biệt là khi tiếng nói của họ dễ bị nhấn chìm bởi biển thông tin đại chúng cũng như những sự thay đổi chóng mặt của thời đại. Những lý do trên đã tạo điều kiện cho TUVA Communication cùng Hội đồng Anh nỗ lực ra mắt một nền tảng trực tuyến đặc biệt, nơi những di sản có thể được trưng bày cùng những câu chuyện của từng cá nhân đến từ cộng đồng! Khoa Các khoa học liên ngành tổ chức Tọa đàm “Số hóa di sản: Cộng đồng, chủ thể và quyền sở hữu di sản” nhằm thảo luận về tầm quan trọng của cộng đồng và chủ thể trong quá trình số hóa di sản cũng như trưng bày Bộ sưu tập Di sản số. - Thời gian: 09:00 - 11:30 Thứ Sáu, ngày 21/7/2023 - Địa điểm: Phòng 403, Nhà G7, Hội trường Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. - Diễn giả + Ông Trương Công Tú - Phụ trách Dự án Thư viện ảnh cộng đồng VietPictures + PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - Tổ trưởng Tổ bộ môn Di sản học, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội Đăng ký tham dự ngay: http://bit.ly/TUVA-Ra-mat-bo-suu-tap-di-san-so |