TIN TỨC & SỰ KIỆN
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ   Nhóm nghiên cứu 10:28:51 Ngày 16/05/2014 GMT+7
Nhóm nghiên cứu Tâm lý học lâm sàng
1. Tên nhóm:
TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
Trưởng nhóm: PGS.TS Đặng Hoàng Minh – Trung tâm thông tin hướng nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng Tâm lý - Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN
2. Các thành viên:
TS. Trần Thành Nam; TS. Trần Văn Công; TS. Đỗ Ngọc Khanh; ThS. NCS. Nguyễn Cao Minh; BS. Lâm Tứ Trung; PGS.TS. Bahr Weiss; TS. Amie Pollack; TS. Victoria Ngô.
3. Hướng nghiên cứu:
- Thích ứng và xây dựng các công cụ đánh giá về SKTT
- Dịch tễ học các vấn đề SKTT ở người Việt Nam và các yếu tố nguy cơ.
- Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi xã hội đến SKTT của người Việt Nam
- Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng nghiên cứu, thực hành, đào tạo về SKTT; năng lực quản lý/chính sách về SKTT
- Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn đạo đức cho cán bộ thực hành SKTT
- Đánh giá hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với các vấn đề SKTT (tự kỉ, rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, v.v.) ở các nhóm khác nhau. 
- Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học; dựa vào cộng đồng.
4. Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài có công bố khoa học chung
PGS.TS Bahr Weiss, ĐH Vanderbilt, Hoa kÌ
TS Amie Pollack, ĐH Vanderbilt, Hoa Kì
TS. Victoria Ngô; Tổ chức RAND, Hoa Kì.
5. Các hoạt động khoa học công nghệ trong 5 năm gần đây
- Thích ứng bộ trắc nghiệm trí tuệ dành cho trẻ em WISC-IV, là đơn vị đại diện của công ty Pearson, Hoa Kì trong chuyển giao bản quyền trắc nghiệm WISC-IV
- Thích ứng bộ công cụ ASEBA đánh giá các vấn đề SKTT cho trẻ tuổi học đường, là đơn vị đại diện của ASEBA trong chuyển giao bản quyền trắc nghiệm.
- Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội và Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng.
- Điều tra dịch tễ học các vấn đề SKTT trẻ em Việt Nam trên toàn quốc.
- Đối tác của Trung tâm hỗ trợ thảm họa châu Á (ADPC) trong việc chuyển giao quy trình hỗ trợ tâm lý xã hội trong các tình huống khẩn cấp/thảm họa.
6. Các thành tích nổi bật của nhóm trong 5 năm
6.1. Đề tài/Dự án
- Đề tài: “Xây dựng mạng lưới tâm lý học đường ở trường THPT”, đề tài cấp ĐHQG, kết thúc năm 2009. Chủ trì đề tài: PGS.TS Đặng Hoàng Minh.
- “Xây dựng và đánh giá chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần dựa vào trường học” do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Nafosted tài trợ, năm 2012-2014. Chủ trì đề tài: PGS.TS Đặng Hoàng Minh. Thành viên: TS Trần Thành Nam, Ths. Nguyễn Cao Minh.
- Đề tài “Nghiên cứu trường diễn về hành vi cha mẹ và tâm bệnh ở trẻ em”, Viện Sức khỏe Hoa Kì, (R01TW008664-01A1), năm 2012-2015. Chủ trì đề tài: PGS.TS Đặng Hoàng Minh. Thành viên: TS Trần Thành Nam, Ths. Nguyễn Cao Minh.
- “Nghiên cứu dịch tễ sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam”, Viện Sức khỏe Hoa Kì, 2009- 2011. Chủ trì đề tài: PGS. TS Bahr Weiss, ĐH Vanderbilt, Chủ trì nghiên cứu phía Việt Nam: PGS.TS Đặng Hoàng Minh. Thành viên: Ths Nguyễn Cao Minh, BS Lâm Tứ Trung.
- “Quan niệm của người Việt Nam về sức khỏe tâm thần”, Viện Sức khỏe Hoa Kì, kết thúc 2010. Chủ trì đề tài: TS Victoria Ngô, Tổ chức RAND, Hoa Kì. Nghiên cứu viên điều phối: PGS.TS Đặng Hoàng Minh, Thành viên: TS.Trần Thành Nam, TS Trần Văn Công, Ths, Nguyễn Cao Minh.
- Đề tài nhánh của dự án đầu tư chiều sâu cho trường ĐHGD “Thích ứng các công cụ đánh giá tâm lý cho người Việt Nam”, ĐHQGHN, 2009-2011. Giám đốc dự án: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Thành viên: PGS.TS Đặng Hoàng Minh, TS Trần Thành Nam, TS. Trần Văn Công, Ths. Nguyễn Cao Minh.
- Dự án “Xây dựng chương trình tiến sĩ về khoa học lâm sàng ở Việt Nam”, Viện Sức Khỏe Hoa Kì, năm 2008-2013; “Tăng cường cơ sở hạ tầng nghiên cứu về SKTT ở Đông Nam Á”, Viện Sức Khỏe Hoa Kì, năm 2012-2016. Chủ trì dự án: PGS. TS Bahr Weiss, ĐH Vanderbilt. Đối tác chính (Main collaborator): PGS.TS Đặng Hoàng Minh.
- Đề tài “Đánh giá nhu cầu tâm lý của trẻ em phạm pháp”, UNICEF, 2009. Chủ trì: TS. Đỗ Ngọc Khanh.
- Đề tài “Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi dựa vào nhóm cho kiểm soát cảm xúc ở các trẻ có hoàn cảnh khó khăn”, Đề tài cấp Bộ, 2009-2010. Chủ trì: TS. Đỗ Ngọc Khanh. Thành viên: Ths. Nguyễn Cao Minh, TS. Trần Thành Nam.
- Đề tài “Xây dựng chương trình tích hợp tài chính và chăm sóc trầm cảm cho phụ nữ”, Viện Sức Khỏe Hoa Kì, 2011-2014. Chủ trì: TS Victoria Ngô. Thành viên”: TS Trần Thành Nam.
- Đề tài “Xây dựng mô hình chăm sóc từng bước cho quản lý trầm cảm ở Việt Nam”, Tổ chức Atlantic Philanthropies, 2010-2012 Chủ trì: TS Victoria Ngô. Thành viên”: TS Trần Thành Nam.
- Đề tài ”Ảnh hưởng của văn hóa đến Stress, Coping, và các biểu hiện triệu chứng”, Viện Sức Khỏe Hoa Kì, 2011-2014. Chủ trì: PGS. TS Bahr Weiss, Thành viên: TS Victoria Ngô, TS. Trần Thành Nam, TS Trần Văn Công.
- Đề tài “Rối loạn dạng cơ thể và Can thiệp ở thanh niên Việt Nam”, Viện Sức Khỏe Hoa Kì, 2011. Chủ trì: PGS. TS Bahr Weiss. Thành viên: BS Lâm Tứ Trung, TS Trần Văn Công.
- Đề tài “Ảnh hưởng của bão đến SKTT của người dân ở miền Trung”, Viện SKTT Hoa Kì+ Đại sứ quán nauy tại Việt Nam. Chủ trì: TS. Amie Pollack. Thành viên: PGS.TS Đặng Hoàng Minh, BS. Lâm Tứ Trung.
- Dự án nghiên cứu về đánh giá thông tin sai về tự kỷ trên internet. BV TT Đà Nẵng và tổ chức Autism Speaks. Chủ trì: PGS. Bahr Weiss, ĐH Vanderbilt, Hoa Kỳ, và TS Trần Văn Công. Thành viên: BS. Lâm Tứ Trung
6.2. Các bài báo/ sách quốc tê trong 5 năm gần đây.
- Bahr, W., Minh Dang, Lam Trung, Minh Nguyen, Thuy Nguyen, Pollack, A (2014) A Nationally-Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam, International Perspective in Psychology: Research, Practice, Consultation, Papers accepted.
- Weiss, B., Hoang-Minh Dang., Ngo, V., Pollack, A., David Sang (2011) Development of Clinical Psychology and Mental Health Resources in Vietnam, Psychological Studies, Volume 56, N*2, p185-191
- Hoang-Minh Dang., Weiss, B., Pollack, A., Cao-Minh Nguyen (2011) Adaptation of the Wechsler Intelligence Scale for Children-IV  (WISC-IV) for Vietnam, Psychological Studies, Volume 56 (4): 387-392.
- Weiss, B., Hoang-Minh, Dang., Victoria, K.N, et al (2012) A Model for Sustainable Development of Child Mental Health Infrastructure in the LMIC World: Vietnam as a Case Example, International Perspective in Psychology: Research, Practice, Consultation, vol 1, N1, 63-77.
- Hoang-Minh Dang., Weiss, B (2012) Mental Health Education and Training in Vietnam, In Taylor N., Littledyke, M., Quinn F., Coll, R.K (Eds): Health Education in Context: An International Perspective of the Development of Health Education in Schools and Local Communities, Rotterdam, The Netherlands: Sense Publishers, 243-252.
- Trung, L.T., Tam, N.T., Tuan, T., Buoi, L.T., Ha, T.T.H., Thach, T.D. & Galea, S. (2009). Post-typhoon prevalence of posttraumatic stress disorder, major depression disorder, panic disorder, and generalized anxiety disorder in a Vietnamese sample. Journal of Traumatic Stress, 22, 180-188.
- Conrad, K.A., Amstadter, A.B., McCauley, J.L., Richardson, L., Kilpatrick, D.G., Tran, T.L., Trung, L.T., Tam, N.T., Tuan, T., Buoi, L.T., Ha, T.T., Thach, T.D., & Acierno, R. (2010). Examination of General Health Following Typhoon Xangsane: A Pre–Postanalysis. Psychological Trauma: Theory, Research, Practice, and Policy, 2, 109–115.
- Richardson, L.K., Amstadter, A.B., Kilpatrick, D.G., Gaboury, M.T., Tran, T.L., Trung, L.T., Tam, N.T., Tuan, T., Buoi, L.T., Ha, T.T., Hach, T.D.T. & Acierno, R. (2010). Estimating mental distress in Vietnam: The Use of the SRQ-20. International Journal of Social Psychiatry, 56, 133-142. PMID: 20207676.
- Weitlauf, A.; White, S.; Yancey, O.; Rissler, C. N.; Harland, E.; Tran, C. V.; Bowers, J.; Newsom, C. R.; et al. (2013). The Healthy Bodies Toolkit. Link: http://kc.vanderbilt.edu/healthybodies.
- Bilsky, Sarah A.; Cole, David A.; Dukewich, Tammy L.; Martin, Nina C.; Sinclair, Keneisha R.; Tran, Cong V.; Roeder, Kathryn M.; Felton, Julia W.; Tilghman-Osborne, Carlos; Weitlauf, Amy S.; Maxwell, Melissa A. Does supportive parenting mitigate the longitudinal effects of peer victimization on depressive thoughts and symptoms in children? Journal of Abnormal Psychology, Vol 122(2), May 2013, 406-419. doi: 10.1037/a0032501
- Tran, C., Cole, D. A., & Weiss, B. (2012). Testing reciprocal longitudinal relations between peer victimization and depressive symptoms in young adolescents. Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology, 41(3), 353–360.
- Do, N.K., Weiss, B. & Pollack, A. (2013). Cultural beliefs, Intimate Partner Violence and mental health functioning among Vietnamese women. International Perspectives in Psychology, accepted for publication
- Tran, N. T., Weiss, B. Han, S., Harris, V., Catron, T., Ngo, V.K., Gallop.R, Caron, A.,& Guth, C. (2013). Moderators of the efficacy of multisystemic therapy outcome for adolescents with severe conduct problems. Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology (Manuscripts under review).
- Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013) SKTT trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Cục xuất bản Việt Nam, ISBN 987-604-9800-34-4
- Lescarret 0., Guyeydan M., Tran Thu Huong., Dang Hoang-Minh (2007) Création d’une filière de psychologie clinique au Vietnam, In A. Sauvet & J-P Martineau (Eds) La formation professionnelle des psychologues cliniciens et l’université, Toulouse : Erès., p413-419.
7. Kinh nghiệm xây dựng nhóm
7.1. Thực trạng
Nhóm nghiên cứu mạnh về TLHLS đươc hình thành không chính thức từ năm 2007. Nhóm có lịch sử bắt nguồn từ nhóm giảng viên, cán bộ nghiên cứu quan tâm đến chuyên ngành tâm lý học lâm sàng- là một chuyên ngành nghiên cứu các cách thức, chiến lược đánh giá và các phương pháp, kĩ thuật can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần (hành vi, cảm xúc, suy nghĩ) của cá nhân, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của con người. Hiện nay, nhóm tập hợp được 6 thành viên, trong đó có 3 giảng viên của trường ĐHGD, 2 giảng viên kiêm nhiệm của trường ĐHGD (một là nghiên cứu viên của Viện Tâm lý học, một là bác sĩ của bệnh viện tâm thần Đà Nẵng), và 1 nghiên cứu sinh đang học tập tại trường ĐH Central Queensland, Hoa Kì. Nhóm làm việc chặt chẽ với 2 giảng viên của trường ĐH Vanderbilt, và 1 nghiên cứu viên của tổ chức RAND, Hoa Kì (có cùng các công trình nghiên cứu. Từ năm 2009, nhóm được gắn kết mạnh hơn qua các hoạt động/đề tài/dự án nghiên cứu chung. Nhóm đã/đang thực hiện 2 đề tài cấp ĐHQG (trở lên), đã/đang thực hiện 13 dự án nghiên cứu, có 6 bài bào quốc tế trong danh sách Scopus và 11 bài báo quốc tế trong danh sách database PSYCHINFO. Nhóm đã có 3 sản phẩm KHCN được chuyển giao (Bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ cho trẻ em WISC-IV từ công ty PEARSON cho trẻ Việt Nam, Hoa Kì; Bảng kiểm đánh giá hành vi trẻ em CBCL từ Trung tâm ASEBA, Bộ công cụ đánh giá sức khỏe ở Hoa Kì) năm 2006 đến nay, nhóm đã chịu trách nhiệm chính để tổ chức 4 hội thảo quốc tế về SKTT.
7.2. Kinh nghiệm xây dựng
- Tập hợp những người có cùng đam mê, sở thích trong chuyên môn, có cùng triết lý làm việc và có cùng background, ví dụ tiếp cận nghiên cứu thực chứng dựa trên số liệu (empirical research).
- Mặc dù cùng chuyên môn, nhưng mỗi thành viên có thể hứng thú đển những chủ đề sâu. Tôn trọng hướng nghiên cứu của từng thành viên, và nối kết các hướng đó trong 1 bức tranh chung. 
- Có định hướng nghiên cứu rõ ràng
- Duy trì làm việc với giảng viên nước ngoài, để học hỏi các kiến thức, kĩ năng mới, tiếp cận mới cũng như dễ dàng có được các bài báo nghiên cứu. công bố nước ngoài.
- Thường xuyên trao đổi với nhau để đưa ra các ý tưởng nghiên cứu mới, và cùng nhau xây dựng đề cương.
- Đề tài/Dự án nghiên cứu chính là điều gắn kết các thành viên, do đó các thành viên đều tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ nghiên cứu, đặc biệt là các đề tài của nước ngoài.
7.3 Định hướng phát triển
- Nhóm nghiên cứu liên ngành, tập hợp những nhà khoa học ở các chuyên ngành khác như y tế, xã hội học, kinh tế cùng quan tâm đến Sức khỏe tâm thần, để nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về SKTT như chi phí/tổn thất kinh tế về SKTT.
- Xây dựng chương trình nghiên cứu trọng điểm về SKTT. Trên thực tế, các hợp tác nghiên cứu trước đây của nhóm đã được tài trợ và định hướng bởi các tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình trọng điểm và nhóm nghiên cứu mạnh chính là cơ hội để ĐHQGHN và khoa học Việt Nam chủ động và lãnh đạo, định hướng sự phát triển ngành SKTT của Việt Nam, tạo ra sự bền vững lâu dài.
- Nghiên cứu các vấn đề liên văn hóa liên quan đến SKTT.
- Gắn bó chặt chẽ nghiên cứu và đào tạo. Trong thời gian tới, trường ĐHGD rất mong được ủng hộ của ĐHQG để mở chương trình đào tạo (thí điểm) tiến sĩ TLHLS. Đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh nghiên cứu trong đào tạo.
7.4 Phát huy trong đào tạo
- Học viên thạc sĩ tham gia vào các đề tài/dự án của các thành viên
- Một số học viên được lựa chọn làm trợ lý nghiên cứu (Research Assistant) của TT Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng Tâm lý.





 
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ