TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Phổ biến pháp luật 14:31:35 Ngày 01/04/2022 GMT+7
Một số văn bản mới của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong nửa cuối tháng 3 năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động trong ĐHQGHN ở các lĩnh vực: Hành chính, Kế hoạch tài chính, chính trị công tác học sinh sinh viên. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:

1. Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 về giải thích từ ngữ; sửa đổi điểm b khoản 1, bổ sung điểm e khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 8 về thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm; sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2, sửa đổi, bổ sung khoản 5 và bổ sung khoản 6 Điều 9 về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm; sửa đổi, bổ sung khoản 2 và sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 10 về giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Nghị định số 22/2022/NĐ-CP

2. Quyết định số 390/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.

Theo nội dung của Quyết định, mục tiêu chung của Đề án nhằm: Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 3 năm 2022

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 390/2022/QĐ-TTg

3. Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Cụ thể: Sửa đổi khoản 2 Điều 2 về đối tượng được vay vốn, sửa đổi khoản 1 Điều 5 về mức vốn cho vay, sửa đổi khoản 2 Điều 9 về trả nợ gốc và lãi tiền vay, bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 13 về trách nhiệm của các cơ quan.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2022. Đồng thời, bãi bỏ Điều 10 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viênQuyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Ngoài ra, đối với các hợp đồng vay vốn tín dụng đã ký hợp đồng trước ngày Quyết định này có hiệu lực: Ngân hàng Chính sách xã hội, khách hàng và các bên liên quan tiếp tục được thực hiện theo các cam kết, các quyền hạn và trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Mức vay vốn tối đa tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này được áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg

4. Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bvốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định được áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, nội dung của Quyết định quy định cụ thể về: Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương; tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện trong năm 2022); tiêu chí, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 – 2025; định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương; nguyên tắc bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương; tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg

5. Quyết định số 387/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo nội dung Quyết định, mục tiêu chung của chương trình nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau: 100% cán bộ và hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời giai đoạn 2021 – 2025; 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 65% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 65% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”; 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 40% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,“Cộng đồng học tập”, 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”; Phấn đấu 100% Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội khuyến học cấp xã tham gia quản lý trung tâm học tập cộng đồng. 40% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật. Đồng thời, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là: 100% cán bộ, hội viên Hội khuyến học Việt Nam được học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là những vấn đề về xã hội học tập bền vững và những xu thế phát triển các mô hình học tập giai đoạn 2026 - 2030 ở trong nước và thế giới; 80% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”; 75% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 75% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”; 90% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 60% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,“Cộng đồng học tập”, 80% cán bộ, công chức, viên chức trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% cán bộ làm công tác khuyến học cấp xã tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và được bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 387/2022/QĐ-TTg

6. Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể: Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 8 về Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung Điều 9 về quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 về tiêu chuẩn của tổ chức biên soạn sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1 Điều 11 về tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 về tiêu chuẩn thành viên Hội đồng; sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 về quy trình thẩm định sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1 Điều 17 về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung Điều 18 về đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa; sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 3 Điều 19 về đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT

7. Thông tư số 19/2022/TT-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài Chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số.

Thông tư được áp dụng với: Các tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cung cp dịch vụ chứng thực chữ ký số; trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thu, nộp phí dịch vụ duy trì hệ thng kiểm tra trạng thái chứng thư số. Nội dung thông tư cũng quy định cụ thể về: Người nộp phí; tổ chức thu phí; mức thu phí; kê khai, nộp phí; quản lý và sử dụng phí.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022. Đồng thời bãi bỏ: Thông tư số 305/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì h thng kiểm tra trạng thái chứng thư số; Thông tư số 17/2018/TT-BTC ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 305/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số.

>>> Xem toàn văn: Thông tư số 19/2022/TT-BTC

8. Quyết định số 768/2022/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trong ngành Giáo dục đến năm 2025.

Theo nội dung Quyết định, Kế hoạch gồm 03 chỉ tiêu, cụ thể: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép với nhiệm vụ năm học và hoạt động của nhà trường; phấn đấu đến hết năm 2024, 100% cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng sư phạm được tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về phòng chống mại dâm.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 768/2022/QĐ-BGDĐT

9. Quyết định số 691/2022/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 03 năm 2022 xủa Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm trong ngành Giáo dục đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo nội dung Quyết định, Kế hoạch gồm 03 chỉ tiêu, cụ thể: Phấn đấu đến năm 2023, 100 % trường học định kỳ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên trong trường học về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên; phấn đấu đến năm 2024, 100% trường học định kỳ tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho các thành viên trong trường học; phấn đấu đến năm 2025, số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong HSSV giảm bền vững.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2022.

>>> Xem toàn văn: Quyết định số 691/2022/QĐ-BGDĐT

 VNU Media - Ban Thanh tra và Pháp chế
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ