Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý và các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ ĐHQGHN và từ Hoa Kỳ, Đài Loan...
Toàn cảnh Hội thảo Phát triển đại học số: cơ hội và thách thức trong thời đại công nghiệp 4.0 Cơ hội đi kèm thách thức để phát triển đại học số Nhận diện về thực tiễn, thách thức phát triển đại học số trong hoạt động đào tạo và cơ chế pháp lý tổ chức giảng dạy trực tuyến ở ĐHQGHN, Phó Trưởng Ban Đào tạo Nguyễn Tiến Thảo ĐHQGHN cho rằng đào tạo trực tuyến là một trong những cách thức tổ chức giảng dạy của đại học số, đại học thông minh, là xu thế hội nhập giáo dục đại học toàn cầu. Linh hồn của đào tạo trực tuyến dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến blended learning hay flipped learning phù hợp tương đối với hạ tầng CNTT, giảng viên và sinh viên ĐHQGHN. Phó Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo trình bày tham luận tại hội thảo Ông Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh Đại học Chính quy bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực, tạo tiền đề phát triển đại học số hóa ở ĐHQGHN. ĐHQGHN đầu tư xây dựng hạ tầng Công nghệ thông tin hiện đại và lộ trình số hóa bài giảng theo hướng tiếp cận 20% số học phần giảng dạy trực tuyến trong giai đoạn 2020-2025. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tiến Thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế đào tạo đại học phù hợp với cách thức tổ chức đào tạo trực tuyến. Bàn về Thực trạng phát triển cơ sở dữ liệu khoa học số ở ĐHQGHN, Phó Trưởng Ban Khoa học Công nghệ ĐHQGHN Phạm Đức Anh đánh giá, tiến độ triển khai số CSDL tại ĐHQGHN nhìn chung còn chậm, thiếu kết nối giữa CSDL của Trung tâm TT-TV với các đơn vị , chưa mở rộng liên thông, liên kết với mạng lưới thư viện của các trường đại học trong nước và quốc tế.... Từ thực trạng này, theo ông Phạm Đức Anh, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh đầu tư các nguồn lực để phát triển hệ thống CSDL khoa học số trực tiếp phục vụ ĐT và NCKH; xây dựng kế hoạch liên thông, kết nối hệ thống CSDL dùng chung giữa các đơn vị trong toàn ĐHQGHN và kế hoạch hợp tác liên thư viện. Phó Trưởng Ban Khoa học Công nghệ ĐHQGHN Phạm Đức Anh trình bày tham luận tại hội thảo Bên cạnh đó, hội thảo cũng đề cập đến những công nghệ đào tạo, phương pháp dạy và học mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như các hệ thống đào tạo và học tập kết hợp: Blended Learning và Flipped Learning (Canvas, Moodle, Coursera,…) qua các học giả và các chuyên gia nước ngoài. Các chuyên gia cho cho rằng đào tạo tài năng, chất lượng cao theo xu hướng cá thể hóa đang là xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Các chuyên gia nước ngoài phát biểu tại hội thảo Xây dựng mô hình đại học số tại ĐHQGHN Mô hình giáo dục đại học 4.0 (mô hình đại học số) là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi. Trường đại học theo chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các xu hướng đại học mới Chia sẻ về mô hình đại học số tại ĐHQGHN, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ ĐHQGHN Vũ Văn Tích cho biết, ĐHQGHN trong tương lai sẽ phát triển theo hướng ĐH số (Đại học thông minh), trong đó, ĐHQGHN sẽ tập trung phát triển trong 3 vấn đề chính: công tác quản trị, tổ chức đào tạo bằng công nghệ số, tích hợp giữa mô hình đào tạo Online và đào tạo tại chỗ (mô hình Blended Learning)..., tổ chức các hoạt động Khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm thông minh... Từ đó sẽ có hệ thống chương trình đào tạo chuẩn để người học có để người học có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất.
Tổng quát thì mô hình đại học thông minh phải gồm 3 yếu tố: kết nối Internet (Internet vạn vật), thông minh (với công cụ tính toán thông minh phần cứng và phầm mềm hỗ trợ đào tạo và học hỏi, quản lý và hỗ trợ sinh viên) và có yếu tố con người tham gia trong chu trình. Khi mà ở trường đại học truyền thống, người thầy đóng vai trò trung tâm, thì ở đại học thông minh, vai trò ấy được chuyển sang người học.Trong thời đại kết nối Internet, với mục tiêu người học có thể học ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không bị giới hạn thời gian hay không gian.Thầy và sinh viên có thể gặp gỡ trong lớp học và cũng có thể gặp trực tuyến. Sinh viên có thể làm việc cùng nhau, trao đổi trực tiếp với thầy hay trao đổi trực tuyến. Và sinh viên được truy cập kho tài liệu học lớn được lưu trữ trên kho tài liệu cá nhân qua các công cụ lưu trữ như Google Drive... hay tải trực tiếp từ các kho tài liệu của hệ thống trường đại học. Sau khi nghe các ý kiến của các đơn vị, chuyên gia, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải nhấn mạnh việc phát triển để Xây dựng mô hình đại học số tại ĐHQGHN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất để tăng hiệu quả chất lượng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Các định hướng đổi mới phương thức đào tạo cần thực hiện trong thời gian tới nhằm thực hiện các bước đổi mới tiếp theo, đi vào chiều sâu tại ĐHQGHN. Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải phát biểu kết luận tại Hội thảo Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải tin tưởng cùng với những mục tiêu và nhiệm vụ ĐHQGHN đang triển khai, kết hợp với việc để Xây dựng mô hình đại học số tại ĐHQGHN sẽ đem lại hiểu quả cao, thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển ĐHQGHN trở thành một trung tâm đào tạo lớn, uy tín về nghiên cứu, sáng tạo. Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, hội thảo không chỉ giúp ĐHQGHN nhận thức công nghệ phù hợp để triển khai, hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết để phát triển phù hợp với định hướng chất lượng cao, chuẩn quốc tế mà ĐHQGHN hướng tới.
Ảnh tập thể các đơn vị, chuyên gia tham dự hội thảo Tin bài liên quan: Khởi động Đề án “Hệ tri thức Việt số hóa” Biến thách thức thành cơ hội bứt phá
|