Hội thảo “Chuyển đổi số và quản trị nhân lực" được tổ chức với mục đích tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý tìm kiếm cơ hội trong những thách thức của chuyển đổi số với quản trị nhân lực, đặt ra những định hướng, kịch bản trong bối cảnh Cách mạng 4.0. Hội thảo cũng chia sẻ các quan điểm, tiếp cận liên ngành về các vấn đề chiến lược, chính sách của Nhà nước, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp về chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực; chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV Đào Thanh Trường phát biểu khai mạc Các chuyên gia đã thảo luận xung quanh các nội dung chính: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công - Tiếp cận từ chuyển đổi chính phủ số tại Việt Nam; Chuyển đổi số thị trường lao động ngành dệt may Việt Nam dưới tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0; Chuyển đổi số trong quản trị nhân lực tại doanh nghiệp; Nâng cao năng lực chuyển đổi số của nhân lực hợp tác xã tại Việt Nam; Chuyển đổi số và những vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp... Hội thảo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị nhân lực và đóng góp hàm ý chính sách đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, gợi mở các giải pháp bảo đảm, phát huy tối đa nguồn nhân lực cho việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan và là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Chương trình đã xác lập tầm nhìn: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các mô hình và công nghệ mới; đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương trình khẳng định: đổi mới tư duy trong quản lý kinh tế, điều hành tổ chức, quản trị nhân lực… cùng với phát triển nguồn nhân lực số là nền tảng quan trọng, góp phần đảm bảo tiến trình chuyển đổi số nhanh, hiệu quả và bền vững. | >>> Các tin liên quan: - ĐHQGHN và VNPT phối hợp công tác chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo - Franconomics 2021: Chuyển đổi số và tiếp cận công bằng công nghệ số - Cải cách hành chính phù hợp với quá trình chuyển đổi số tại ĐHQGHN |