Tin tức  Thông báo  Sau đại học 01:01:00 Ngày 30/04/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Hoàng Hà
Tên đề tài: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm

1. Họ và tên: Lê Thị Hoàng Hà                                       2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 18/03/1977                                                4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 998/QĐ-CTHSSV, ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Chỉnh sửa tên đề tài luận án lần 1 thành: Tác động của đánh giá quá trình đến năng lực tự chủ trong học tập của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm, theo Quyết định số 1232/QĐ-ĐHGD ngày 30/7/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Thay đổi về cán bộ hướng dẫn luận án: TS. Trần Hoài Phương thôi hướng dẫn NCS. Lê Thị Hoàng Hà thực hiện luận án tiến sĩ theo Quyết định số 2479/QĐ-ĐHGD ngày 31/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Kéo dài thời gian học tập lần 1 theo Quyết định số 1246/QĐ-ĐHGD ngày 26/7/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Kéo dài thời gian học tập lần 2 theo Quyết định số 1084/ĐHGD-ĐT ngày 05/8/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Buộc thôi học chương trình đào tạo tiến sĩ theo Quyết định số 1397/QĐ-ĐHGD ngày 28/7/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Được cho phép trở lại trường để bảo vệ luận án theo Quyết định số 2649/QĐ-ĐHGD ngày 30/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

- Chỉnh sửa tên đề tài luận án lần 2 thành: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm, theo Quyết định số 603/QĐ-ĐHGD ngày 20/3/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.

7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm.

8. Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

9. Mã số:  9.14.01.15

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Lê Đức Ngọc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mặc dù Đánh giá quá trình (ĐGQT) đã là một thuật ngữ phổ biến và quen thuộc trong nghiên cứu về giáo dục và sư phạm, mối quan hệ của đánh giá quá trình với các kĩ năng tự học, học tập một cách tự chủ cũng đã được chứng minh thông qua nhiều công bố khoa học, những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm:  

Nghiên cứu đã đề xuất một mô hình ĐGQT với 4 chiến lược chủ chốt: (i) Chia sẻ và cùng sinh viên (SV) thấu hiểu mục tiêu học tập, tiêu chí đánh giá; (ii) Thu thập thông tin, bằng chứng về hoạt động và kết quả học tập; (iii) Tạo cơ hội cho SV tham gia trong vai trò người đánh giá; (iv) Phản hồi vì sự phát triển của hoạt động học tập. Sự tương tác tích cực giảng viên (GV) – SV là một đặc trưng bao trùm lên cả 4 chiến lược ĐGQT. Trên cơ sở mô hình này, đề tài cũng đã chuẩn hóa một bảng hỏi khảo sát SV để đánh giá thực trạng triển khai ĐGQT trong dạy học đại học.

Trong các chiến lược ĐGQT, chiến lược phản hồi vì sự phát triển của SV đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó, cũng là ý nghĩa của ĐGQT – cải thiện chất lượng dạy và học. Phản hồi là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và lên hầu hết các năng lực thành phần của học tập tự chủ (HTTC). Phản hồi vì sự phát triển của SV bao hàm trong nó một thái độ tích cực và mang tính xây dựng đối với những gì SV đã làm được và chưa làm được, chỉ rõ hoặc giúp SV nhìn rõ đã đi đến đâu, cần đi đến đâu và đi như thế nào. Việc cụ thể hóa mục tiêu khả thi trước mắt là một trong những cách để tạo động lực học tập cho SV. Sự tương tác trực tiếp của GV với SV, thông qua đó chỉ cho SV những việc đã làm được cũng tạo động lực học tập tích cực cho SV. Đối với các dự án thực hiện theo nhóm, những sự tương tác và phản hồi liên tục trên đây giúp cải thiện đáng kể hứng thú và sự tham gia của SV vào nhiệm vụ nhóm.

Trong mô hình nghiên cứu về ĐGQT, các hoạt động chia sẻ và cùng SV thấu hiểu mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá cần được GV nhìn nhận là hai chiến lược độc lập với nhau để tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học. Các chiến lược chia sẻ mục tiêu học tập thường được gắn với các hoạt động giới thiệu về HP, giới thiệu về từng nội dung dạy học, trong khi việc chia sẻ tiêu chí đánh giá vẫn còn là một hoạt động khá lạ lẫm. Trong các phân tích lý thuyết, chiến lược chia sẻ mục tiêu/tiêu chí đánh giá được cho rằng có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập của năng lực HTTC. Kết quả phân tích dữ liệu định lượng cũng cho kết quả tương tự: Sự chia sẻ mục tiêu, tiêu chí đánh giá của GV với SV có ảnh hưởng mạnh nhất tới kĩ năng lập kế hoạch học tập của SV.

Vai trò của động cơ học tập và niềm tin vào năng lực của bản thân là những nhân tố quan trọng quyết định sự chủ động học tập của SV. Yếu tố quyết định động cơ học tập bên trong và sự tự tin vào năng lực bản thân của SV là hiểu biết của SV về học phần (bao gồm nội dung và hoạt động KTĐG của học phần). Những thông tin này giúp SV cụ thể hóa được mục tiêu học tập hay kết quả kì vọng để từ đó nhìn thấy tính khả thi của hoạt động học tập, từ đó tự tin rằng mình có thể làm được.

Tồn tại một sự gắn bó mật thiết giữa việc cho SV tự đánh giá và đánh giá sản phẩm, hoạt động học tập của bạn cùng học với sự thể hiện năng lực HTTC của SV, thể hiện thông qua kết quả phân tích dữ liệu định lượng và định tính. Khi GV yêu cầu SV đánh giá phần thực hành của bạn cùng lớp đã làm cho SV tập trung hơn vào phần thể hiện của bạn, ghi nhớ và thấu hiểu tiêu chí đánh giá hơn, từ đó có trách nhiệm hơn với chính phần thực hiện nhiệm vụ của mình, làm tăng tính tự chủ trong học tập của SV.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Mô hình các chiến lược ĐGQT và bảng hỏi khảo sát đã chuẩn hóa có thể được sử dụng làm cơ sở để xây dựng chính sách về ĐGQT, tập huấn giảng viên về triển khai đánh giá quá trình trong các trường đại học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Để tiếp tục phát triển các nghiên cứu về lĩnh vực này, đề tài đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như: so sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa các cấp/bậc học hoặc lĩnh vực đào tạo; sự ảnh hưởng ngược lại của năng lực HTTC của người học đến việc thực hiện ĐGQT của GV; nghiên cứu sâu hơn về cơ chế hoạt động của các yếu tố cảm xúc trong mối quan hệ ĐGQT – HTTC, xác định các loại động cơ có thể kích hoạt mạnh mẽ HTTC và cơ chế kích hoạt của động cơ thông qua mỗi chiến lược ĐGQT; nghiên cứu thực nghiệm/can thiệp trên môi trường dạy học trực tuyến.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Le Thai Hung, Le Thi Hoang Ha, Le Thanh Thu (2019). “Applying Formative Assessment Techniques to Promote Students’ Learning Outcomes and Interest”. Proceedings of the 2nd International Conference on Research of Educational Administration and Management (ICREAM 2018): Advances in Social Science, Education and Humanities Research (ASSEHR), số 258, trang 315-320, NXB Atlantis Press, ISBN: 10.2991/icream-18.2019.66, ISSN: 2352-5389.

Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc (2019). Khai thác hiệu quả kiểm tra đánh giá phát triển trong dạy học đại học. Kỉ yếu hội thảo quốc tế: Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục - Tiếp cận liên ngành và xuyên ngành, trang 378-393, ISBN: 978-604-968-566-8. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Le Thi Hoang Ha, Nguyen Thi Phuong Vy, Thanh Anh Minh (2021). An Investigation Into The Influence Of Formative Assessment On Students’ Satisfaction Towards Online Courses. In Proceedings of 1st Hanoi Forum on Pedagogical and Educational Sciences (HaFPES) 2021, trang 414-424. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Thị Hoàng Hà (2022). Assessing Self-regulated Learning Skills of Teacher Education Students at VNU University of Education. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục [S.l.], v. 38, n. 2, Tháng 2/2022. ISSN 2588-1159. doi: https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4593.

Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Nguyễn Thị Phương Vy (2022). Assessment for Learning: Perspectives, Beliefs and Practice of School Teachers in Vietnam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục [S.l.], v. 38, n. 2, Tháng 5/2022. ISSN 2588-1159. doi: https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4638.

Nguyen Ba Tien, Hoai-Nam Nguyen, Hoang-Ha Le, Tran Thu Trang, Chau Van Dinh, Ha-Nam Nguyen, Gyoo Seok Choi (2023). Applying Machine Learning approaches to predict High-school Student Assessment scores based on high school transcript records. International Journal of Internet, Broadcasting and Communication, Vol.15 No.2 (2023.05), trang 261-267. pISSN (bản in): 2288-4920, eISSN (bản điện tử): 2288-4939.

 VNU Media - VNU - UEd
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 388 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC