TIN TỨC & SỰ KIỆN
ĐÀO TẠO   Đào tạo hệ THCS và THPT 15:01:09 Ngày 17/08/2023 GMT+7
ĐÀO TẠO HỆ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Đại học Quốc gia Hà Nội có 01 trường Trung học Cơ sở (THCS) là Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ) và 04 trường Trung học Phổ thông (THPT) là: Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên), Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ), Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trường THPT Khoa học giáo dục (thuộc Trường ĐH Giáo dục).

"Nhân tài là nguyên khí quốc gia". Việc phát hiện, đào tạo, sử dụng người tài luôn luôn là điều quan tâm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người đầu tiên đề xuất việc thành lập các lớp đào tạo học sinh năng khiếu. Các thành tích đào tạo của các khối chuyên Tổng hợp, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) hay của nhiều tỉnh trên khắp đất nước trong các kỳ thi quốc tế hay sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh các trường chuyên trong hơn 50 năm qua là các ví dụ minh họa có sức thuyết phục nhất cho một quyết định đúng, sáng tạo, độc đáo sống mãi cùng với thời gian, và các thành tích trên sẽ minh hoạ một phần không nhỏ cho tầm quan trọng của chính sách đào tạo nhân tài quốc gia đang được Đảng ta đề xuất và thực hiện.

Sau này, ĐHQGHN tiếp tục phát triển mô hình đào tạo khối phổ thông với việc thành lập Trường THPT Khoa học giáo dục với sứ mệnh trở thành nơi đào tạo tinh hoa và ươm tạo các tài năng trẻ dựa trên việc thụ hưởng các công nghệ giáo dục tiên tiến; thành lập Trường THCS Ngoại ngữ với định hướng trở thành một trường THCS chất lượng cao, một cơ sở thực hành sư phạm và cũng là nơi tạo nguồn cho các trường THPT hàng đầu trên địa bàn Thủ đô.

1. Lịch sử hình thành các trường THCS và THPT trong ĐHQGHN

1.1. Trường THCS Ngoại ngữ

Trường THCS Ngoại ngữ thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN được thành lập ngày 26/3/2019 theo quyết định số 668/QĐ-UBND của UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đây là trường THCS đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

Có bệ phóng vững chãi là truyền thống 65 năm của Trường ĐH Ngoại ngữ - đơn vị hàng đầu về đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam, thừa hưởng những kinh nghiệm và bài học quý báu qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thành một trường THPT chuyên danh tiếng trong và ngoài nước, Nhà trường xác định triết lý giáo dục là tạo ra con nguời yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Chương trình đào tạo tiên tiến chú trọng đến ngoại ngữ, phát triển nhân cách và kỹ năng mềm. Đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Trường THCS Ngoại ngữ được định hướng trở thành một trường trung học cơ sở chất lượng cao, một cơ sở thực hành sư phạm và cũng là nơi tạo nguồn cho các trường trung học phổ thông hàng đầu trên địa bàn Thủ đô.

Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh đầu cấp khoảng 150 chỉ tiêu. Đối tượng tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc.

1.2. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên

Tháng 9/1965, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra quyết định thành lập một lớp Toán “đặc biệt” dành cho học sinh THPT đặt tại Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những học sinh năng khiếu Toán học để tạo nguồn đầu vào cho các trường đại học ở trong và ngoài nước, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Đó là lớp Toán A0. Đây không chỉ là lớp chuyên đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội mà còn là lớp năng khiếu đầu tiên trong cả nước.

Từ năm 1994, trên nền tảng đào tạo vững chắc về Toán, Khối được giao thêm nhiệm vụ đào tạo học sinh năng khiếu về Tin học cho đất nước trong thời kỳ phát triển như vũ bão của Công nghệ Thông tin và được đổi tên thành Khối Phổ thông chuyên Toán – Tin.

Đến năm 2010, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) được thành lập (trên cơ sở thống nhất các Bộ môn THPT chuyên của trường) theo Quyết định số 2695/QĐ-UBND ngày 14/06/2010 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Hiện nay, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có 05 khối chuyên. Hàng năm, Trường tuyển sinh trong cả nước với 540 chỉ tiêu vào các hệ chuyên: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

1.3. Trường THPT chuyên Ngoại ngữ

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ khởi đầu là khối phổ thông chuyên ngoại ngữ thuộc Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập theo quyết định số 488/KH ngày 21/6/1969 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Trường được chính thức thành lập theo Điều lệ Trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội.

Theo quyết định này, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc hệ thống các trường công lập nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trường chịu sự quản lý của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính, chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về chương trình, kế hoạch giảng dạy, thi tốt nghiệp THPT và cấp bằng tốt nghiệp.

Hàng năm, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh 500 chỉ tiêu trong cả nước với 7 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn.

1.4. Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập ngày 09/10/2019 theo Quyết định số 5673/QĐ-UBND thành phố Hà Nội.

Trường là cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Trường chịu sự chỉ đạo, quản lí trực tiếp về công tác tổ chức, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, công tác tuyển sinh và đào tạo của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn; chịu sự quản lí của Sở GD&ĐT Hà Nội về thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp.

Đến nay, Nhà trường đào tạo 3 khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng gần 200 học sinh. Đối tượng tuyển sinh là học sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước bằng hình thức thi tuyển.

1.5. Trường THPT Khoa học Giáo dục

Ngày 03/3/2016, Trường THPT Khoa học Giáo dục trực thuộc Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN chính thức được thành lập theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Trường THPT Khoa học Giáo dục là mô hình trường THPT thực hành giáo dục tiên tiến, chất lượng cao của Việt Nam và mang sứ mệnh trở thành nơi đào tạo tinh hoa, ươm tạo các tài năng trẻ dựa trên việc thụ hưởng các công nghệ giáo dục tiên tiến; góp phần tiên phong trong đổi mới giáo dục phổ thông; triển khai có hiệu quả thành tựu khoa học giáo dục trong nhà trường.

Hàng năm, Trường THPT Khoa học Giáo dục tuyển sinh 450 chỉ tiêu trên phạm vi toàn quốc.

2. Thành tích đào tạo

2.1. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên

Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, học tại khu sơ tán ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhưng những học sinh khối chuyên thời kỳ đầu (từ 1965 đến 1970) được theo học những giáo sư nổi tiếng như các thầy: Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp, Nguyễn Bác Văn, Phạm Tấn Dương…

Môn Toán học

Năm 1974, học sinh khối chuyên Toán có mặt trong đoàn học sinh Việt Nam đầu tiên tham dự Olympic Toán quốc tế tại Cộng hòa dân chủ Đức. Dù lần đầu được cọ xát, học hỏi tại một môi trường quốc tế, học sinh Hoàng Lê Minh của khối chuyên Toán đã xuất sắc giành huy chương Vàng đầu tiên, mở ra một giai đoạn với những thành tích rực rỡ trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế của khối chuyên sau này.

Tính đến tháng 8/2023, các học sinh của khối đã đoạt 81 huy chương trong tổng số 266 huy chương của cả nước, trong đó có 32 huy chương Vàng trong tổng số 69 huy chương Vàng của Việt Nam.

Trong các kỳ thi Olympic Toán quốc tế, có nhiều học sinh của khối dự thi hai năm liền đều đạt huy chương Vàng như Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Thế Hoàn. Có những học sinh đã đạt điểm tuyệt đối 42/42 như Ngô Bảo Châu, Đỗ Quốc Anh và Lê Hùng Việt Bảo, mới đây nhất là Ngô Quý Đăng tại IMO 2022.

Nhiều học sinh của khối tham dự các kỳ thi Olympic Toán quốc tế nay đã trở thành các nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới như Đàm Thanh Sơn đạt huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 1984 nay là Giáo sư Vật lý tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Chicago ở Hoa Kỳ; Ngô Bảo Châu đạt huy chương Vàng Olympic Toán các năm 1988 và 1989 hiện đang là Giáo sư Toán học tại Khoa Toán của Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán của Việt Nam. Đặc biệt năm 2010, GS. Ngô Bảo Châu đã đạt giải thưởng cao quý nhất cho những người làm Toán trên thế giới đó là Giải thưởng Fields.

Môn Vật lý

Bắt đầu từ năm 1995, học sinh khối chuyên Vật lý thường chiếm tỉ lệ đa số trong đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế. Đặc biệt năm 1999, cả 5 học sinh của đội tuyển Vật lý Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế tại Italia đều là của khối chuyên Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Các năm 2001 và 2005 có 4 học sinh khối chuyên Vật lý được chọn vào đội tuyển quốc gia. Nhiều học sinh là thành viên đội tuyển Vật lý quốc gia, tham dự Olympic Vật lý quốc tế hai lần liên tiếp như: Trần Thế Trung, Nguyễn Đức Trung Kiên, Bùi Văn Điệp, Đặng Ngọc Dương, Đỗ Hoàng Anh. Đặc biệt, phải kể đến thành tích của em Trần Thế Trung (Nauy, 1996) nhận huy chương Vàng và trước đó, năm 1995, khi đang là học sinh lớp 11 em đã nhận giải thưởng đặc biệt cho 1 bài thi lý thuyết xuất sắc nhất trong Olympic Vật lý quốc tế tổ chức tại Australia. Em Nguyễn Bảo Trung với chuỗi thành tích liên tiếp trong năm 2001: giải Nhất quốc gia, huy chương Bạc Olympic Châu Á, huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế và nay đang là cán bộ giảng dạy của nhà trường. Em Đặng Ngọc Dương 3 lần lên nhận giải tại Bali (Indonesia, 2002): đạt huy chương Vàng; thí sinh đạt tổng điểm cao nhất; thí sinh có bài thi thực nghiệm xuất sắc nhất. Em Đỗ Hoàng Anh, người được mệnh danh là “Vua huy chương” vì trong hai năm 2007 và 2008 đã đạt giải Nhất và giải Nhì quốc gia, đồng thời hiện đang nắm giữ kỷ lục Việt Nam về số lần dự thi Olympic Vật lý Châu Á và quốc tế với 4 lần đi thi, đạt 2 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng. Em Võ Hoàng Hải hai lần liên tiếp giành huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á và huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (năm 2022 và 2023). Với chiếc huy chương Vàng tại IPhO 2023, Võ Hoàng Hải đã tiếp tục lập nên kỳ tích chưa từng có khi trở thành học sinh đầu tiên đoạt hai huy chương Vàng liên tiếp khi mới học lớp 11. Trước đó, năm 2022, Hoàng Hải đã lập cú đúp kỳ tích khi trở thành học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam lọt vào Đội tuyển Olympic Vật lý Quốc gia tham dự kỳ thi quốc tế và là học sinh lớp 10 đầu tiên giành được huy chương Vàng tại kỳ thi này. Bên cạnh tấm huy chương Vàng, Hải còn là thí sinh có điểm thực hành cao nhất đội.

Đến nay khối chuyên Vật lý đã đạt được 70 huy chương trong các kỳ Olympic quốc tế và châu Á, gồm 14 huy chương Vàng, 24 huy chương Bạc và 32 huy chương Đồng.

Môn Hóa học

Năm 1996, đoàn học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Hoá học tại Matxcova, từ đó đến nay các học sinh khối chuyên Hoá đã đạt được 15 huy chương Vàng (trong tổng số 38 huy chương Vàng của Việt Nam), 10 huy chương Bạc và 3 huy chương Đồng tại các kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế. Nhiều học sinh hai năm liên tiếp giành huy chương như: Vũ Việt Cường, Vũ Minh Châu, Đinh Quang Hiếu, Phạm Đức Anh, Nguyễn Hoàng Dương.

Môn Tin học

Kể từ khi tham gia Olympic Tin học quốc tế lần đầu tiên năm 1989 các học sinh khối chuyên Toán và sau là Khối chuyên Toán - Tin đã mang về cho đất nước 55 huy chương trong các kỳ thi Olympic Tin học quốc tế, trong đó có 11 huy chương Vàng, 21 huy chương Bạc và 23 huy chương Đồng.

Đặc biệt, nhiều thành viên dự thi Olympic Tin học quốc tế giành huy chương 2 năm liên tiếp như: Phạm Bảo Sơn hai lần giành huy chương Bạc (năm 1994 và 1995), Bùi Thế Duy hai lần giành huy chương Đồng (năm 1995 và 1996), Nguyễn Ngọc Huy hai lần giành huy chương Vàng (năm 1999 2000), Nguyễn Tiến Trung Kiên giành 1 huy chương Đồng (năm 2014) và 1 huy chương Vàng (năm 2015), Phan Đức Nhật Minh giành 1 huy chương Bạc (năm 2015) 1 huy chương Vàng (năm 2016), Phạm Cao Nguyên giành 1 huy chương Vàng (năm 2016) và 1 huy chương Đồng (năm 2017), Bùi Hồng Đức giành 2 huy chương Vàng (năm 2019 và 2020), Vũ Hoàng Kiên giành 2 huy chương Bạc (năm 2019 và 2020), Lê Quang Huy giành 2 huy chương Bạc (năm 2020 và 2021).

Năm 2003 và 2015 toàn bộ đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Tin học tại Hoa Kỳ và Kazakhstan đều là học sinh của lớp chuyên Tin của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và đều được giải.

Môn Sinh học

Các lớp chuyên trẻ nhất trong Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên là chuyên Sinh học, năm 1998 Khối chuyên Sinh học được thành lập và là một bộ môn của Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Tuy là một khối chuyên mới thành lập, nhưng các học sinh của khối cũng đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang. Từ năm 2001 đến nay các học sinh khối chuyên Sinh học đã mang về cho khối 20 Huy chương Olympic Sinh học quốc tế (2 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 14 huy chương Đồng). Đặc biệt, học sinh Nguyễn Phương Thảo đã giành huy chương Bạc năm 2017 và huy chương Vàng 2018 với số điểm cao nhất –The first Winner của Cuộc thi IBO 2018 tại Iran.

THÀNH TÍCH CỤ THỂ HỌC SINH ĐẠT GIẢI OLYMPIC QUỐC TẾ, KHU VỰC

(cập nhật ngày 16/8/2023)

TT

Họ và tên

Thành tích

Năm đạt giải

Giải

Môn Toán

1

Hoàng Lê Minh

Vàng

1974

Olympic Quốc tế

2

Đặng Hoàng Trung

Bạc

1974

Olympic Quốc tế

3

Nguyễn Minh Đức

Bạc

1975

Olympic Quốc tế

4

Phan Vũ Diễm Hằng

Đồng

1975

Olympic Quốc tế

5

Nguyễn Long

Đồng

1975

Olympic Quốc tế

6

Nguyễn Thị Thiều Hoa

Bạc

1976

Olympic Quốc tế

7

Phạm Ngọc Anh Cương

Bạc

1979

Olympic Quốc tế

8

Trần Minh

Bạc

1982

Olympic Quốc tế

9

Nguyễn Hữu Hoan

Đồng

1982

Olympic Quốc tế

10

Đàm Thanh Sơn

Vàng

1984

Olympic Quốc tế

11

Nguyễn Tiến Dũng

Vàng

1985

Olympic Quốc tế

12

Phùng Hồ Hải

Đồng

1986

Olympic Quốc tế

13

Nguyễn Tuấn Trung

Đồng

1986

Olympic Quốc tế

14

Đoàn Quốc Chiến

Đồng

1987

Olympic Quốc tế

15

Nguyễn Hữu Tuấn

Đồng

1987

Olympic Quốc tế

16

Ngô Bảo Châu

Vàng

1988

Olympic Quốc tế

17

Ngô Bảo Châu

Vàng

1989

Olympic Quốc tế

18

Bùi Hải Hưng

Bạc

1989

Olympic Quốc tế

19

Hà Huy Minh

Đồng

1989

Olympic Quốc tế

20

Phạm Xuân Du

Bạc

1990

Olympic Quốc tế

21

Hà Huy Tài

Bạc

1991

Olympic Quốc tế

22

Nguyễn Hải Hà

Đồng

1991

Olympic Quốc tế

23

Nguyễn Xuân Đào

Vàng

1992

Olympic Quốc tế

24

Nguyễn Thành Công

Bạc

1992

Olympic Quốc tế

25

Nguyễn Quốc Khánh

Bạc

1992

Olympic Quốc tế

26

Nguyễn Thùy Linh

Đồng

1992

Olympic Quốc tế

27

Nguyễn Chu Gia Vượng

Vàng

1993

Olympic Quốc tế

28

Đào Hải Long

Vàng

1994

Olympic Quốc tế

29

Trần Ngọc Nam

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

30

Nguyễn Quí Tuấn

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

31

Tô Đông Vũ

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

32

Nguyễn Chu Gia Vượng

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

33

Đào Hải Long

Vàng

1995

Olympic Quốc tế

34

Ngô Đắc Tuấn

Vàng

1995

Olympic Quốc tế

35

Nguyễn Thế Trung

Bạc

1995

Olympic Quốc tế

36

Phạm Quang Tuấn

Bạc

1995

Olympic Quốc tế

37

Nguyễn Thái Hà

Vàng

1996

Olympic Quốc tế

38

Ngô Đắc Tuấn

Vàng

1996

Olympic Quốc tế

39

Phạm Lê Hùng

Bạc

1996

Olympic Quốc tế

40

Đỗ Quốc Anh

Đồng

1996

Olympic Quốc tế

41

Đỗ Quốc Anh

Vàng

1997

Olympic Quốc tế

42

Phạm Lê Hùng

Bạc

1997

Olympic Quốc tế

43

Nguyễn Anh Tú

Bạc

1997

Olympic Quốc tế

44

Phạm Huy Tùng

Bạc

1998

Olympic Quốc tế

45

Đào Thị Thu Hà

Đồng

1998

Olympic Quốc tế

46

Bùi Mạnh Hùng

Vàng

1999

Olympic Quốc tế

47

Phạm Trần Quân

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

48

Nguyễn Trung Tú

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

49

Nguyễn Minh Hoài

Vàng

2000

Olympic Quốc tế

50

Bùi Viết Lộc

Vàng

2000

Olympic Quốc tế

51

Đỗ Đức Nhật Quang

Vàng

2000

Olympic Quốc tế

52

Cao Vũ Dân

Bạc

2000

Olympic Quốc tế

53

Lê Anh Vinh

Bạc

2001

Olympic Quốc tế

54

Phạm Hồng Việt

Bạc

2002

Olympic Quốc tế

55

Lê Hùng Việt Bảo

Vàng

2003

Olympic Quốc tế

56

Lê Hùng Việt Bảo

Vàng

2004

Olympic Quốc tế

57

Phạm Kim Hùng

Vàng

2004

Olympic Quốc tế

58

Phạm Kim Hùng

Bạc

2005

Olympic Quốc tế

59

Nguyễn Trường Thọ

Đồng

2005

Olympic Quốc tế

60

Hoàng Mạnh Hùng

Vàng

2006

Olympic Quốc tế

61

Đặng Bảo Đức

Đồng

2006

Olympic Quốc tế

62

Đỗ Xuân Bách

Vàng

2007

Olympic Quốc tế

63

Phạm Duy Tùng

Vàng

2007

Olympic Quốc tế

64

Hà Khương Duy

Vàng

2009

Olympic Quốc tế

65

Vũ Đình Long

Bạc

2010

Olympic Quốc tế

66

Nguyễn Minh Hiếu

Đồng

2010

Olympic Quốc tế

67

Trần Đăng Phúc

Bạc

2013

Olympic Quốc tế

68

Nguyễn Thế Hoàn

Vàng

2014

Olympic Quốc tế

69

Nguyễn Thế Hoàn

Vàng

2015

Olympic Quốc tế

70

Nguyễn Tuấn Hải Đăng

Bạc

2015

Olympic Quốc tế

71

Nguyễn Quang Bin

Vàng

2018

Olympic Quốc tế

72

Trương Mạnh Tuấn

Đồng

2018

Olympic Quốc tế

73

Nguyễn Khả Nhật Long

Bạc

2019

Olympic Quốc tế

74

Ngô Quý Đăng

Vàng

2020

Olympic Quốc tế

75

Trương Tuấn Nghĩa

Vàng

2020

Olympic Quốc tế

76

Đinh Vũ Tùng Lâm

Bằng khen

2020

Olympic Quốc tế

77

Đinh Vũ Tùng Lâm

Bạc

2021

Olympic Quốc tế

78

Trương Tuấn Nghĩa

Bạc

2021

Olympic Quốc tế

79

Phan Hữu An

Đồng

2021

Olympic Quốc tế

80

Ngô Quý Đăng

Vàng

2022

Olympic Quốc tế

81

Phạm Việt Hưng

Vàng

2022

Olympic Quốc tế

82

Phạm Việt Hưng

Vàng

2023

Olympic Quốc tế

Môn Tin học

1

Nguyễn Anh Linh

Đồng

1989

Olympic Quốc tế

2

Trần Hoài Linh

Bạc

1990

Olympic Quốc tế

3

Nguyễn Anh Linh

Đồng

1990

Olympic Quốc tế

4

Nguyễn Việt Hà

Đồng

1990

Olympic Quốc tế

5

Đàm Hiếu Chí

Đồng

1991

Olympic Quốc tế

6

Hà Công Thành

Đồng

1992

Olympic Quốc tế

7

Lê Văn Trí

Đồng

1992

Olympic Quốc tế

8

Phạm Việt Thắng

Đồng

1993

Olympic Quốc tế

9

Trương Xuân Nam

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

10

Trần Minh Châu

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

11

Phạm Bảo Sơn

Bạc

1994

Olympic Quốc tế

12

Phạm Bảo Sơn

Bạc

1995

Olympic Quốc tế

13

Bùi Thế Duy

Đồng

1995

Olympic Quốc tế

14

Bùi Thế Duy

Đồng

1996

Olympic Quốc tế

15

Nguyễn Thúc Dương

Đồng

1996

Olympic Quốc tế

16

Vương Phan Tuấn

Bạc

1997

Olympic Quốc tế

17

Trần Tuấn Anh

Đồng

1998

Olympic Quốc tế

18

Nguyễn Ngọc Huy

Vàng

1999

Olympic Quốc tế

19

Nguyễn Ngọc Huy

Vàng

2000

Olympic Quốc tế

20

Phạm Kim Cương

Bạc

2000

Olympic Quốc tế

21

Nguyễn Văn Hiếu

Bạc

2002

Olympic Quốc tế

22

Nguyễn Lê Huy

Vàng

2003

Olympic Quốc tế

23

Cao Thanh Tùng

Bạc

2003

Olympic Quốc tế

24

Phạm Trần Đức

Đồng

2003

Olympic Quốc tế

25

Đinh Ngọc Thắng

Đồng

2003

Olympic Quốc tế

26

Lê Mạnh Hà

Đồng

2004

Olympic Quốc tế

27

Trần Tuấn Linh

Đồng

2006

Olympic Quốc tế

28

Nguyễn Hoành Tiến

Đồng

2007

Olympic Quốc tế

29

Đoàn Mạnh Hùng

Bạc

2007

Olympic Quốc tế

30

Nguyễn Vương Linh

Vàng

2011

Olympic Quốc tế

31

Lê Khắc Minh Tuệ

Đồng

2011

Olympic Quốc tế

32

Vũ Đình Quang Đạt

Bạc

2012

Olympic Quốc tế

33

Dương Thành Đạt

Bạc

2013

Olympic Quốc tế

34

Ngô Hoàng Anh Phúc

Bạc

2014

Olympic Quốc tế

35

Nguyễn Tiến Trung Kiên

Đồng

2014

Olympic Quốc tế

36

Đỗ Xuân Viêt

Đồng

2014

Olympic Quốc tế

37

Phạm Văn Hạnh

Vàng

2015

Olympic Quốc tế

38

Nguyễn Việt Dũng

Bạc

2015

Olympic Quốc tế

39

Nguyễn Tiến Trung Kiên

Bạc

2015

Olympic Quốc tế

40

Phan Đức Nhật Minh

Bạc

2015

Olympic Quốc tế

41

Phan Đức Nhật Minh

Vàng

2016

Olympic Quốc tế

42

Phạm Cao Nguyên

Vàng

2016

Olympic Quốc tế

43

Phạm Cao Nguyên

Đồng

2017

Olympic Quốc tế

44

Nguyễn Khánh

Đồng

2018

Olympic Quốc tế

45

Nguyễn Hoàng Hải Minh

Đồng

2018

Olympic Quốc tế

46

Phạm Đức Thắng

Vàng

2018

Olympic Quốc tế

47

Bùi Hồng Đức

Vàng

2019

Olympic Quốc tế

48

Vũ Hoàng Kiên

Bạc

2019

Olympic Quốc tế

49

Nguyễn Minh Tùng

Đồng

2019

Olympic Quốc tế

50

Bùi Hồng Đức

Vàng

2020

Olympic Quốc tế

51

Vũ Hoàng Kiên

Bạc

2020

Olympic Quốc tế

52

Lê Quang Huy

Bạc

2020

Olympic Quốc tế

53

Lê Quang Huy

Bạc

2021

Olympic Quốc tế

54

Trần Xuân Bách

Vàng

2022

Olympic Quốc tế

55

Dương Minh Khôi

Vàng

2022

Olympic Quốc tế

56

Nguyễn Nhật Minh

Bạc

2022

Olympic Quốc tế

Môn Vật lý

1

Thái Thanh Minh

Đồng

1993

Olympic Quốc tế

2

Võ Văn Đức

Bạc

1995

Olympic Quốc tế

3

Trần Thế Trung

Đồng

1995

Olympic Quốc tế

4

Trần Thế Trung

Vàng

1996

Olympic Quốc tế

5

Nguyễn Quang Hưng

Bạc

1996

Olympic Quốc tế

6

Nguyễn Đức Trung Kiên

Bạc

1996

Olympic Quốc tế

7

Nguyễn Đức Trung Kiên

Bạc

1997

Olympic Quốc tế

8

Bùi Văn Điệp

Đồng

1997

Olympic Quốc tế

9

Phạm Tuấn Minh

Đồng

1997

Olympic Quốc tế

10

Bùi Văn Điệp

Đồng

1998

Olympic Quốc tế

11

Vũ Trí Khu

Đồng

1998

Olympic Quốc tế

12

Nguyễn Trung Thành

Đồng

1998

Olympic Quốc tế

13

Nguyễn Thanh Lam

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

14

Đào Tùng Lâm

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

15

Phạm Xuân Thanh

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

16

Ngô Quang Tiến

Bạc

1999

Olympic Quốc tế

17

Nguyễn Thành Trung

Đồng

1999

Olympic Quốc tế

18

Trần Việt Bắc

Đồng

2000

Olympic Quốc tế

19

Nguyễn Bảo Trung

Vàng

2001

Olympic Quốc tế

20

Đặng Ngọc Dương

Đồng

2001

Olympic Quốc tế

21

Đặng Ngọc Dương

Vàng

2002

Olympic Quốc tế

22

Lương Tuấn Thành

Bạc

2002

Olympic Quốc tế

23

Nguyễn Huy Thành

Đồng

2002

Olympic Quốc tế

24

Nguyễn Hữu Thuần

Đồng

2003

Olympic Quốc tế

25

Nguyễn Hải Châu

Bạc

2004

Olympic Quốc tế

26

Trịnh Hồng Phúc

Đồng

2004

Olympic Quốc tế

27

Văn Sĩ Chiến

Bạc

2005

Olympic Quốc tế

28

Nguyễn Minh Hải

Bạc

2005

Olympic Quốc tế

29

Nguyễn Quang Huy

Đồng

2005

Olympic Quốc tế

30

Trần Xuân Quý

Đồng

2006

Olympic Quốc tế

31

Đỗ Hoàng Anh

Bạc

2007

Olympic Quốc tế

32

Đỗ Hoàng Anh

Vàng

2008

Olympic Quốc tế

33

Đỗ Thị Bích Huệ

Vàng

2014

Olympic Quốc tế

34

Đào Phương Khôi

Bạc

2014

Olympic Quốc tế

35

Tạ Bá Dũng

Vàng

2017

Olympic Quốc tế

36

Nguyễn Xuân Tân

Bạc

2018

Olympic Quốc tế

37

Nguyễn Xuân Ưng

Vàng

2019

Olympic Quốc tế

38

Trang Đào Công Minh

Vàng

2021

Olympic Quốc tế

39

Lê Minh Hoàng

Vàng