Tiếp đoàn có GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc ĐHQGHN, các Phó Giám đốc: GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Hữu Đức; đại diện các Ban chức năng, lãnh đạo các trường trực thuộc.
Tại buổi làm việc, hai bên đã giới thiệu mô hình hoạt động, thế mạnh và định hướng phát triển của mỗi bên. Về phía ĐHQGHN, GS.TS Mai Trọng Nhuận cho biết, là đại học chịu sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, ĐHQGHN có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong mọi hoạt động. Là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN có nhiều điểm tương đồng với mô hình đại học của Mỹ. ĐHQGHN mong muốn hợp tác với ĐH Chicago trong những lĩnh vực thế mạnh như công nghệ nano, đào tạo nhà lãnh đạo, quản lý…Đặc biệt, ĐHQGHN mong muốn hợp tác với ĐH Chicago trong đào tạo sau đại học, theo đó, có sự đồng hướng dẫn của giáo sư hai đại học.
GS.TS Zimmer bảy tỏ niềm vui mừng được đến thăm ĐHQGHN – đại học hàng đầu của Việt Nam. GS.Zimmer nhấn mạnh ĐH Chicago sẵn sàng hợp tác với ĐHQGHN trong những lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học xã hội, quản trị kinh doanh….
Tiếp đó, GS.TS Zimmer và GS. Ngô Bảo Châu đã tiến hành trao đổi thảo luận với lãnh đạo các trường đại học thành viên của ĐHQGHN để tìm kiếm và mở rộng lĩnh vực hợp tác.
Tại buổi làm việc, hai bên đã tiến hành ký bản ghi hợp tác.
|
|
|
|
GS.TS Robert Zimmer | Đại học Chicago - đại học hàng đầu của Mỹ, được thành lập năm 1890 với những thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đại học Chicago là đại học nghiên cứu, tập trung đào tạo sau đại học, với 6 trường thành viên, bao gồm: Trường Thần học – Tôn giáo, Trường Kinh doanh, Trường Luật, Trường Y, Trường Nghiên cứu chính sách công và Trường Quản lý các dịch vụ xã hội. Đại học Chicago hiện có 5.134 sinh viên đại học, 10.492 học viên sau đại học với 2.211 cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu khoa học. Các hướng nghiên cứu mạnh của Đại học Chicago tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: khoa học cơ bản, công nghệ, kinh tế, luật và các ngành khoa học khác. Đặc biệt, đã có 85 nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel từng là sinh viên, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Chicago, trong đó 8 người hiện vẫn đang công tác tại Đại học Chicago. Hàng năm, Đại học Chicago dành khoảng 500 triệu đô la Mỹ cho các giải thưởng nghiên cứu khoa học và công nghệ. |
|