1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Dung 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 3/2/1988 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4438/QĐ – ĐHKHTN ngày 26/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 8. Chuyên ngành: Địa chất học 9. Mã số: 9440201.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS.TS Trần Nghi Hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Thế Hùng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án đã phân tích đặc điểm và xử lý các kiểu biến dạng đứt gãy sau trầm tích nhằm phục hồi các mặt cắt của bể thứ cấp. - Xây dựng được 3 sơ đồ tướng đá - cổ địa lý theo miền hệ thống của địa tầng phân tập: Giai đoạn miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) của Miocen sớm; Giai đoạn miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) Miocen giữa; Giai đoạn miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) Miocen muộn. - Đã chứng minh được tầng phản xạ trắng Miocen muộn trong mặt cắt địa chấn là do chứa phong phú vật liệu vụn vỏ sinh vật bằng lát mỏng thạch học. Đây là sản phẩm bào mòn phá hủy của các khối nâng ám tiêu san hô tuổi Miocen giữa đóng vai trò là vùng xâm thực. - Đã xác định được tuổi của các kiểu bẫy đặc trưng liên quan đến các hoạt động kiến tạo: Trong Miocen sớm phát triển bẫy cấu trúc – kiến tạo ( bẫy móng nứt nẻ) do hoạt động nghịch đảo kiến tạo cuối Oligocen đầu Miocen sớm; giai đoạn Miocen giữa phát triển bẫy ám tiêu san hô liên quan đến quá trình nghịch đảo kiến tạo cuối Miocen giữa; giai đoạn Miocen muộn phát triển bẫy trầm tích – địa tầng liên quan tướng cát châu thổ ngầm (HST N13) và phát triển bẫy hỗn hợp do nghịch đảo kiến tạo cuối N13. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Nghiên cứu mối quan hệ giữa trầm tích và kiến tạo là cơ sở khoa học cho việc xác định các bẫy trầm tích - địa tầng, các bẫy cấu tạo và các bẫy hỗn hợp chứa dầu khí; - Các bản đồ tướng đá cổ địa lý là cơ sở để xây dựng các tiền đề đánh giá triển vọng tầng sinh, tầng chứa và tầng chắn dầu khí của trầm tích Miocen bể Phú Khánh. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tiến hành nghiên cứu phục hồi các mặt cắt của bể thứ cấp. Từ đó phục hồi bể thứ cấp một cách chi tiết và chính xác làm cơ sở cho việc thành lập các bản đồ cổ địa hình, các bản đồ cấu trúc địa chất qua từng giai đoạn. Trên cơ sở đó thành lập các bản đồ đẳng dày nguyên thủy và các bản đồ tướng đá - cổ địa lý cho cả 3 miền hệ thống (LST, TST, HST). 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Trần Thị Dung, Chu Văn Ngợi (2016), “Cơ chế hình thành bể Phú Khánh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32 (2S), tr. 59-68. [2] Đinh Xuân Thành, Trần Nghi, Trần Thị Dung (2016), “Lịch sử tiến hóa trầm tích thềm lục địa Nam Trung Bộ trong Pliocen - Đệ tứ”, Tạp chí Địa chất loạt A (360), tr. 15-27. [3] Tran Thi Dung, Tran Nghi, Nguyen The Hung, Dinh Xuan Thanh, Pham Bao Ngoc, Nguyen Thi Tuyen, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Thi Huyen Trang, (2018), “The Miocene Depositional Geological Evolution of Phu Khanh, Nam Con Son and Tu Chinh - Vung May Basins in Vietnam Continental Shelf”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences Vol. 34 (1), pp.112-135. [4] Trần Thị Dung, Trần Nghi, Chu Văn Ngợi, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Huyền Trang (2019), “Tiến hóa cấu trúc địa chất và môi trường trầm tích Miocen khu vực bể Phú Khánh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 35 (1), tr. 71-93. |