1. Họ và tên: Vũ Hạnh Ngân 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 11/02/1992 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: + Tên đề tài luận án đã được điều chỉnh theo Quyết định số 3091/QĐ-XHNV ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; + Nhà trường đã trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác theo Quyết định số 93/QĐ-XHNV-ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2022 và cho phép nghiên cứu sinh quay trở lại bảo vệ luận án theo quy định. 7. Tên đề tài luận án: Truyền thông về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo chí Việt Nam 8. Chuyên ngành: Báo chí học 9. Mã số: 62320101 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Luận án góp phần làm phong phú hơn những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông về một vấn đề cụ thể, ở đây là truyền thông về bạo hành trẻ em trên báo chí Việt Nam. Luận án xác nhận sự cần thiết của nghiên cứu báo chí truyền thông theo hướng liên ngành, về một đối tượng chuyên biệt, tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người – một hướng chưa có nhiều tác giả Việt Nam theo đuổi. - Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông và báo chí chuyên biệt về trẻ em làm cơ sở triển khai đề tài nghiên cứu. - Luận án tổng hợp và sắp xếp các nguồn tư liệu để khái quát vấn đề bạo hành trẻ em tại Việt Nam hiện nay từ góc độ tiếp cận liên ngành (luật pháp, xã hội và văn hóa). - Luận án đã khảo sát, phân tích thực trạng truyền thông về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo chí Việt Nam; đánh giá thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong quá trình báo chí truyền thông về vấn đề này. - Luận án đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề bạo hành trẻ em trên báo chí. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bạo hành trẻ em hiện đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội; do đó kết quả của luận án sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đặt ra trong đời sống xã hội ở nước ta. Luận án là tài liệu bổ ích cho các nhà quản lý, các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, nhà báo, chuyên viên truyền thông, các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu của luận án sẽ có ích cho hoạt động thực tiễn của các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình truyền thông phòng, chống bạo hành trẻ em, giúp các khó khăn, hạn chế trong truyền thông về bạo hành trẻ em được giải quyết thấu đáo. Bên cạnh đó, luận án cũng là một tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, các học giả, những người giảng dạy, nghiên cứu và học viên theo học các ngành Báo chí học, Truyền thông, Xã hội học... đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng báo chí nói chung và báo chí chuyên biệt liên quan tới trẻ em nói riêng. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong tương lai, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục phát triển đề tài với các nghiên cứu chuyên sâu về từng bước, từng khâu trong chu trình truyền thông phòng, chống bạo hành trẻ em; nghiên cứu truyền thông về vấn đề bạo hành trẻ em trong thời đại số; nghiên cứu về đạo đức và cách thức nhà báo xử lý những tình huống nhạy cảm khi đưa tin về bạo hành trẻ em; nghiên cứu hiệu quả, tác động của báo chí viết về bạo hành trẻ em tới nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng… 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Vu Hanh Ngan (2022), “Current status of information about child abuse in Vietnamese online newspapers”, The First International Conference on The issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Hanoi, Vietnam, pp.211-225. Dinh Thi Thuy Hang, Vu Hanh Ngan (2022), “Online child abuse in Vietnamese e-newspapers”, Novations and Sustainable Development in Social Sciences and Humanities - The 2nd International Conference on Advanced Technology and Sustainable Development 2022 (ICATSD 2022), Industrial University of Ho Chi Minh City Publishing House, Ho Chi Minh City, Vietnam, pp.136-146. Vũ Hạnh Ngân (2022), “Thực trạng bạo hành trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”, Hà Nội, tr.537-549. Vũ Hạnh Ngân, Ngô Phương Uyên (2023), “Thông điệp về bạo lực học đường trên báo điện tử VTV News”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông chuyên đề 1 (04/2023), tr.84-87. |