1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Thủy 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 06/06/1990 4. Nơi sinh: Hà Nội. 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án (số Quyết định 260/ QĐ – XHNV 14/02/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) 7. Tên đề tài luận án: Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay. 8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 62310301 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Chính sách về nhà ở xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ đã có sự điều chỉnh để mở rộng và tăng cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. Bên cạnh chính sách khuyến khích cung ứng nhà ở xã hội, nhà nước cũng đưa ra biện pháp hỗ trợ tài chính cho hộ gia đình thông qua gói cho vay ưu đãi mua trả góp trong nhiều năm. Đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội cũng được hưởng những chính sách ưu đãi ngày càng được mở rộng. Chính điều này đã mang lại nhiều cơ hội sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. - Những khó khăn chính trong quá trình tiếp cận nhà ở xã hội mà người mua nhà găp phải đó là rào cản về: tiếp cận thông tin, xác nhận tình trạng nhà ở, hộ khẩu, tiêu chí chấm điểm và tiếp cận vốn vay. Những bất cập trong tiếp cận nhà ở xã hội khiến một số nhóm như cán bộ công chức, viên chức, người làm việc trong lĩnh vực công an, quân đội có lợi thế, ít khó khăn hơn nhóm làm việc trong khu vực phi chính thức.. - Sở hữu nhà ở theo hình thức thuê mua ( thuê ở trước – mua sau) đáp ứng tốt nhu cầu của người thu nhập thấp tuy nhiên số lượng nhà ở theo hình thức này lại hạn chế hơn hình thức mua ngay. Trong quá trình sở hữu nhà ở những khó khăn chính người dân gặp phải đó là chuyển nhượng, thế chấp, sang tên… Thêm nữa quá trình hoàn thiện hồ sơ sở hữu nhà ở xã hội theo đánh giá của người mua nhà là vẫn còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, thời gian được cấp giấy chứng nhận sở hữu tương đối lâu (trung bình từ 2-3 năm). - Trong quá trình sử dụng nhà ở xã hội người dân vẫn gặp một số bất cập trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản do phần lớn các khu nhà ở xã hội đều nằm ở vị trí khá xa trung tâm thành phố. Thêm nữa, chất lượng nhà ở xã hội cũng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, do diện tích căn hộ vừa phải với giá cả hợp lý, được vay ưu đãi với lãi suất thấp nên nhà ở xã hội vẫn là lựa chọn của nhiều người thu nhập thấp. - Tính cấu kết cộng đồng cao, môi trường xã hội thân thiện là đặc trưng nổi bật tại các khu nhà ở xã hội Chính sự tương đồng về hoàn cảnh, về xuất thân và điều kiện kinh tế đã giúp họ gắn kết với nhau tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện và giúp đỡ nhau lúc khó khăn. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiển: (nếu có): Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học phần xã hội học đô thị, xã hội học chính sách. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sâu hơn về quá trình sở hữu, sử dụng nhà ở xã hội và nhu cầu về nhà ở xã hội của người thu nhập thấp trong giai đoạn 2020-2030. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “ Vấn đề nhà ở xã hội hiện nay ở nước ta, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (233), tr.41-43. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở xã hội” , Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 29 tháng 7 năm 2015. (http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1023-kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-ve-phat-trien-nha-o-xa-hoi.html) - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “ Phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội (10), tr. 60-67. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Tiếp cận nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay: Thực trạng và rào cản”, Tạp chí Khoa học xã hội (6), tr. 83-90. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp một số nước – kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (5), tr. 291-296. - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Thực trạng sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Khoa học công đoàn (15), tr. 46-51. |