TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 15:04:30 Ngày 08/06/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Hạnh
Tên đề tài: Nghiên cứu phân tích và đánh giá phân bố hàm lượng siloxanes và phthalates trong không khí trong nhà

1. Họ và tên: Lê Thị Hạnh                                               2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/5/1985                                                 4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2999/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/8/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phân tích và đánh giá phân bố hàm lượng siloxanes và phthalates trong không khí trong nhà

8. Chuyên ngành: Hóa phân tích                                     9. Mã số: 9440112.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Bình Minh; Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Mạnh Trí

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Phương pháp sắc ký khí kết nối khối phổ (GC/MS) với độ nhạy cao kết hợp với kỹ thuật thu mẫu sử dụng bơm hút tốc độ thấp, màng lọc thạch anh và ống polyurethane foam đã được chuẩn hóa để phân tích đồng thời hai nhóm chất siloxanes và phthalates trong không khí trong nhà.

- Bước đầu nghiên cứu sự phân bố siloxanes và phthalates trong 97 mẫu không khí trong nhà theo các vi môi trường khác nhau tại một số tỉnh thành phía Bắc, Việt Nam.

- Bước đầu đánh giá mức độ rủi ro phơi nhiễm siloxanes và phthalates qua con đường hít thở không khí đối với sức khỏe con người theo nhóm lứa tuổi.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Nghiên cứu chuẩn hóa được phương pháp phân tích chính xác hai nhóm chất siloxanes và phthalates trong đối tượng không khí, do đó có thể là cơ sở khoa học tốt để xây dựng các quy chuẩn về hai nhóm hợp chất này, đồng thời góp phần cung cấp thêm phương pháp phân tích hiện đại tại các phòng thí nghiệm chuyên sâu.

- Bảng kết quả về sự phân bố các hợp chất siloxanes và phthalates có trong 97 mẫu không khí trong nhà giúp các cơ quan quản lý, nhà khoa học và xã hội có thêm thông tin hiểu biết về lớp hợp chất này cũng như những rủi ro phơi nhiễm đối với sức khỏe con người.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu sự phân bố siloxanes và phthalates trong môi trường trong nhà phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau chẳng hạn như không gian, thời gian, nhiệt độ và áp suất. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá rủi ro phơi nhiễm hai nhóm hợp chất siloxane và phthalates đối với sức khỏe con người trong thời gian dài hạn.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Tri Manh Tran, Hanh Thi Le, Nam Duc Vu, Giang Huong Minh Dang, Tu Binh Minh, Kurunthachalam Kannan (2017). Cyclic and linear siloxanes in indoor air from several northern cities in Vietnam: Levels, spatial distribution and human exposure. Chemosphere 184, 1117-1124.

[2] Tri Manh Tran, Hanh Thi Le, Tu Binh Minh, Kurunthachalam Kannan (2017). Occurrence of phthalate diesters in indoor air from several Northern cities in Vietnam, and its implication for human exposure. Science of the Total Environment 601-602, 1695-1701.

[3] Lê Thị Hạnh, Nguyễn Lê Hoài Linh, Vũ Thị Dung, Lê Minh Thùy, Nguyễn Hùng Thái, Từ Bình Minh, Trần Mạnh Trí (2017). Nghiên cứu phương pháp xác định phthalate từ mẫu không khí trong nhà bằng kỹ thuật sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33(2), 17-23.

[4] Le Thi Hanh, Le Minh Thuy, Le Van Chieu, Dang Minh Huong Giang, Tran Manh Tri, Tu Binh Minh (2017). Distribution and exposure assessment through inhalation and dermal pathways to phthalates in indoor air collected from Hanoi, Vietnam. Vietnam Journal of Science and Technology, 55 (4C), 319-325.

[5] Lê Thị Hạnh, Ngô Thị Tuyến Yến, Vũ Thị Dung, Trần Văn Bính, Lê Văn Chiều, Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Xuyên, Từ Bình Minh, Trần Mạnh Trí (2017). Sự phân bố và rủi ro phơi nhiễm phthalate từ không khí trong nhà tại Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí hóa học, 55 (5E1,2), 279-283.

[6] Lê Thị Hạnh, Vũ Thị Thùy Dương, Vũ Đức Nam, Lê Văn Chiều, Từ Bình Minh, Trần Mạnh Trí (2017). Phân bố và rủi ro phơi nhiễm siloxane từ không khí trong nhà tại Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí hóa học, 55 (5E3,4), 85-89.

[7] Le Thi Hanh, Vu Thi Dung, Vu Thi Thuy Duong, Tu Binh Minh, Vu Duc Nam, Pham Thi Phuong Thao, Tran Manh Trí (2017). Study on development of determination method of octamethylcyclotetrasiloxane and decamethylcyclopentasiloxane in indoor air by gas chromatography tandem mass spectrometry (GC-MS). Analytica Vietnam Conference 2017. Hanoi, march 29-30, 125-130.

[8] Lê Thị Hạnh, Từ Bình Minh, Trần Mạnh Trí (2018). Hằng số kp và kow của một số hợp chất Phthalate trong không khí trong nhà tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 2 (2018) 104-111.

 Tân Lê
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ