Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cùng Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kinm Sơn khảo sát thực địa tại dự án. Theo PGS. TS Nguyễn Kim Sơn - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Đại học quốc gia cũng đã vừa tiến hành rà soát quy hoạch, đánh giá lại các công việc triển khai quy hoạch và các dự án đầu tư sao cho phù hợp với bối cảnh hiện tại, định hướng phát triển kinh tế xã hội, các chiến lược phát triển ngành giáo dục đại học nói chung và chiến lược phát triển Đại học quốc gia Hà Nội nói riêng. Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã từng bước được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khung, đi vào vận hành một số công trình như: Khu nhà công vụ và một số công trình ký túc xá phục vụ một số yêu cầu giảng dạy và rèn luyên của các cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội. Tương lai không xa, Đại học quốc gia Hà Nội sẽ thực sự trở thành một Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, góp vai trò to lớn trong công cuộc phát triển giáo dục Đại học của Việt Nam, vươn tới xứng tầm các cường quốc phát triển đại học trên thế giới. Hiện nay dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đang triển khai thực thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5000) do Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 117/2010/QĐ-BXD ngày 29/01/2010, cụ thể quá trình nghiên cứu lập được tóm tắt như sau: Dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận địa điểm xây dựng tại Quyết định số 72/TTg ngày 27/1/1995, thuộc chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây. Quy mô gồm 1.000ha dự án Đại học quốc gia Hà Nội, 130ha vành đai xanh và 113ha xây dựng Khu tái định cư (phía Bắc và phía Tây). Từ năm 1998 đến năm 2004, dự án có 3 lần lập và điều chỉnh Quy hoạch chung gồm: Năm 1998 gắn với chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn (Quyết định số 22/1998/QĐ-TTg ngày 26/1/1998); năm 2002 gắn với lập báo cáo tiền khả thi (Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 23/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung); năm 2004 gắn với quy hoạch của HOK (Quyết định số 63/XDCB ngày 24/5/2004 của Đại học quốc gia Hà Nội thông qua xem xét thêm Quy hoạch chung). Quy hoạch năm 2004 đã có sự tham khảo và áp dụng theo tiêu chuẩn của một số trường Đai học lớn trong nước và quốc tế (Mỹ, Canada, Singapor, Trung Quốc...). Tháng 9/2008, dự án được bàn giao về Bộ Xây dựng quản lý. Bộ Xây dựng đã tiến hành rà soát tổng thể, để phù hợp bối cảnh Thủ đô Hà Nội được mở rộng; điều chỉnh chiến lược phát triển Đại học quốc gia Hà Nội (tăng quy mô đào tạo từ 41.000 sinh viên lên 60.000-100.000 sinh viên), định hướng xây dựng khu đào tạo Đại học chất lượng cao; khớp nối với hạ tầng tại khu vực đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ Xây dựng phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng dự án (Quyết định số 117/2010/QĐ - BXD ngày 29/01/2010). Hiện nay, các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án thành phần (tỷ lệ 1/500) đang được triển khai dựa trên đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 234/QĐ-BXD ngày 11/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Quyết định số 1267/QĐ-BXD ngày 21/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt điểu chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Cụ thể quá trình nghiên cứu lập được tóm tắt như sau: Sau khi Điều chỉnh Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 được phê duyệt, trên cơ sở rà soát đánh giá các dự án thành phần đã được nghiên cứu lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 tồn tại nhiều bất cập, thiếu sự kết nối, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở ghép nối các dự án thành phần, định hướng cụ thể các giải pháp về tổ chức không gian, quy hoạch các công trình chức năng, quy hoạch chi tiết hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 234/QĐ-BXD ngày 11/03/2011 đã xác định vị trí, phạm vi và quy mô cụ thể của các dự án thành phần, dự báo các nhu cầu phát triển dài hạn để bố trí quỹ đất dự trữ phát triển, xây dựng các yêu cầu, chỉ dẫn thiết kế để từng bước hình thành Khu đào tạo đại học chất lượng cao. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và cho phép bố trí vào khuôn viên của dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Đại học quốc gia Hà Nội nghiên cứu và phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 (Quyết định số 1267/QĐ-BXD ngày 21/10/2014 của Bộ Xây dựng) bao gồm: Bổ sung vào quy hoạch trường Đại học Việt Nhật; sắp xếp lại vị trí xây dựng trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Quốc tế, khu Viện - Trung tâm nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội Theo Đề án quy hoạch (Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ) thì Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc có 21 dự án thành phần, đang thực hiện các thủ tục bổ sung Đại học Việt Nhật và Viện Trần Nhân Tông. Hiện nay có 6 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cho các dự án thành phần đã được phê duyệt là: Khu tái định cư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng, Khu ký túc xá sinh viên, Khu nhà công vụ, trường Đại học Khoa học tự nhiên và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Cụ thể quá trình nghiên cứu lập được tóm tắt như sau Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008 Đại học quốc gia Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư cự án tại Văn bản số 181/CP-KG ngày 21/02/2003 (về việc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội). Dự án gồm có 13 dự án thành phần, đã có 8/13 dự án thành phần được nghiên cứu triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên nền tảng của quy hoạch chung năm 2004 (do đơn vị tư vấn HOK lập). Ngày 30/9/2008, Chính phủ có Quyết định số 1404/QĐ-TTg về việc chuyển giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc từ Đại học quốc gia Hà Nội sang Bộ Xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được lập và phê duyệt, Bộ Xây dựng đã lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội (Đề án) tại Quyết định 1907/QĐ-TTg ngày 18/10/2013. Đề án xác định danh mục 21 dự án thành phần (chưa bao gồm trường Đại học Việt Nhật) gồm quy mô, phân kỳ thực hiện và nhu cầu vốn cụ thể của từng dự án thành phần (Quy mô, cơ cấu dự án thay đổi từ 13 dự án thành phần tăng lên 21 dự án thành phần, tăng số lượng sinh viên từ 41.000 lên 60.000). Triển khai Đề án và quy hoạch được duyệt, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của 4 dự án thành phần. Các dự án đã thực hiện (gồm: dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục Quốc phòng, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Khoa học Tự nhiên) có những nghiên cứu cụ thể ở mức độ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế cơ sở của dự án đầu tư. Tuy nhiên việc quản lý và nghiên cứu độc lập của từng dự án đã không đảm bảo sự kết nối về không gian, kết cấu hạ tầng và không có một ngôn ngữ chung cho kiến trúc cảnh quan toàn khu, không đáp ứng được yêu cầu hình thành khu đại học đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. 6 dự án thành phần đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và đang tập trung triển khai thực hiện đầu tư xây dựng là những dự án thuộc danh mục dự án được triển khai tập trung trong giai đoạn I (2013-2016) gồm: Dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư, dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật chung, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục Quốc phòng, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, dự án đầu tư xây dựng Khu Ký túc xá sinh viên số 4 (các khu 1, 2, 3, 5 chưa triển khai đầu tư xây dựng), dự án đầu tư xây dựng Khu nhà công vụ. 02 dự án thành phần đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, chưa triển khai đầu tư xây dựng gồm: Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao. Như vậy, đến nay vẫn còn 13 dự án thành phần thuộc Đề án gồm: dự án đầu tư xây dựng Khu Trung tâm Đại học quốc gia, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Công nghệ, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Ngoại ngữ, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Kinh tế, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Quốc Tế (bao gồm cả Khu KTX 6), dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Giáo dục, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Luật, dự án đầu tư xây dựng Khoa sau Đại học liên ngành, dự án đầu tư xây dựng Khoa Y - Dược và Bệnh viện Đại học quốc gia, dự án đầu tư xây dựng Khoa Văn hóa - Nghệ thuật, dự án đầu tư xây dựng Khoa Chính sách công, dự án đầu tư xây dựng Khoa Đô thị học, Khu vực dự án đầu tư xây dựng các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học (QG-HN12). 02 đơn vị mới là dự án đầu tư xây dựng Viện Trần Nhân Tông và dự án đầu tư xây dựng Đại học Việt Nhật chưa tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. PGS. TS Nguyễn Kim Sơn nhận định và kiến nghị Chính phủ: Công tác lập và triển khai quy hoạch đã được quan tâm thực hiện liên tục từ năm 1998 - 2018, tuy nhiên tình hình triển khai thực tế đang có những khó khăn tồn tại về nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện dự án kéo dài, chậm đưa quy hoạch đã được duyệt vào thực tế triển khai; Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Quá trình triển khai quy hoạch ra thực địa có nhiều vấn đề phát sinh như thực tế phát triển của thế giới, trong nước và Đại học quốc gia Hà Nội trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, khả năng bố trí vốn... dẫn tới phải điều chỉnh dự án và điều chỉnh quy hoạch. Bối cảnh phát triển khu vực: Đô thị vệ tinh Hòa Lạc đang từng bước hình thành, các dự án lân cận có những điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng mới... tác động tới dự án Đại học quốc gia Hà Nội, cần phải rà soát điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tổng thể. Trong quá trình triển khai dự án tiếp theo, cần phải tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của các dự án thành phần để đáp ứng nhu cầu phát triển mới, khả năng bố trí nguồn lực, tăng cường khả năng huy động nguồn lực xã hội hóa. Đại học quốc gia Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho triển khai trước một số nội dung liên quan đến việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500 để đảm bảo triển khai dự án thành phần ưu tiên. Các dự án thành phần khác sẽ tiến hành triển khai, điều chỉnh theo từng giai đoạn đảm bảo không trái với quy hoạch chung của dự án. Đề nghị Chính phủ chấp thuận quá trình thực hiện rà soát điều chỉnh được chia thành 02 giai đoạn: Một công trình mới đang gấp rút hoàn thiện chuẩn bị đón sinh viên trong mùa khai giảng 2020. Giai đoạn 1 (từ 2019-2021): Lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 để bổ sung Viện Trần Nhân Tông. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 một số dự án thành phần ưu tiên đầu tư trong Đề án tổng thể 4 dự án gồm: dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, dự án đầu tư xây dựng Khu ký túc xá, dự án đầu tư xây dựng Khu nhà công vụ, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc phòng an ninh theo kế hoạch xây dựng và phát triển Đại học quốc gia Hà Nội. Lập mới quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với 7 dự án thành phần gồm: dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Công nghệ, dự án đầu tư xây dựng Khu Trung tâm Đại học quốc gia Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Giáo dục, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Việt Nhật, dự án đầu tư xây dựng Viện Trần Nhân Tông, dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Quốc tế, dự án đầu tư xây dựng các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học tại khu đất VNC2 - 22,9ha. Giai đoạn 2 (ngoài 2021): Điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 của dự án để đáp ứng định hướng phát triển Đại học quốc gia Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Đề nghị Chính phủ có ý kiến chấp thuận báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án trường Đại học Việt Nhật sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu vốn vay WB để làm căn cứ triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án ưu tiên đầu tư và triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ 2 dự án nêu trên. |