Tin tức  Thông báo  Sau đại học 06:29:20 Ngày 04/05/2024 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Dương Thị Giang
Tên đề tài: La déverbalisation dans la traduction du français en vietnamien (Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ trong biên dịch Pháp-Việt)

1. Họ và tên: Dương Thị Giang                                       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/11/1987                                                4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2577/QĐ-ĐHNN, ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài

Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 19/05/2022 đến 19/05/2024

7. Tên đề tài luận án: La déverbalisation dans la traduction du français en vietnamien (Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ trong biên dịch Pháp-Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp                                 9. Mã số: 9220203.01

10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Hồng Vân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những giả thuyết mà chúng tôi đặt ra từ đầu nghiên cứu và giúp chúng tôi trả lời được những câu hỏi nghiên cứu của mình với những nội dung chính sau:

Trong bước hiểu văn bản gốc, hoạt động trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ giúp người dịch thấy rõ được những thông tin ẩn đằng sau câu chữ. Trong quá trình diễn đạt lại, nếu có thể tập trung vào nghĩa ngôn bản, người dịch sẽ không bị các yếu tố ngôn ngữ của bản gốc gây rối và do vậy có thể diễn đạt sang ngôn ngữ đích một cách chính xác và tự nhiên nhất.

Dấu hiệu để nhận diện trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong một bản dịch đó là không có giao thoa về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc và cú pháp. Từ đó, chúng tôi thấy rằng trong mọi bản dịch đều sử dụng cả ba phương pháp dịch đó là dịch tương ứng, dịch tương đương ngôn ngữ và dịch tương đương ngôn bản. Ba phương pháp này tương ứng với ba cấp độ trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ : không có, một phần, và hoàn toàn. Trong đó, ở cấp độ trừu tượng hoá hoàn toàn, người dịch phải huy động các hoạt động tri nhận nhiều nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ nhất dấu hiệu của trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong các bản dịch tương đương ngôn bản.

Khi phân tích các bản dịch tương đương ngôn bản, chúng tôi thấy rằng người dịch bắt đầu bước vào hoạt động trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ khi huy động bối cảnh tri nhận và kiến thức tri nhận để hiểu nghĩa, và cuối cùng là quá trình xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau (khái niệm/ý tưởng). Nếu không có những yếu tố này thì người dịch sẽ không thể trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ được và chỉ có thể nhìn thấy các yếu tố ngôn ngữ phi nghĩa.

Như vậy, về mặt lý thuyết, nghiên cứu này góp phần xác nhận quan điểm của Lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản, theo đó, người dịch hoàn toàn không đối chiếu hai ngôn ngữ để hiểu và diễn đạt nghĩa. Yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đó là bước trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ. Về phương pháp, nghiên cứu đưa ra một số công cụ góp phần khám phá "hộp đen" tri nhận của người dịch và làm nổi bật những hoạt động ẩn sau quá trình dịch. Về giảng dạy, khi xác định được những vấn đề trong dịch chuyển mã và bản chất của các cấp độ trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ, nghiên cứu đã mở ra những hướng đi mới trong giảng dạy biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Luận án này đã góp phần làm sáng tỏ bản chất và vai trò của bước trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ trong quy trình dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Nhờ đó, người dịch có thể luyện tập kỹ năng này để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình dịch. Ngoài ra, khi nhận thức được những lỗi của sinh viên do không trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ, giáo viên có thể áp dụng các bài tập phù hợp để sinh viên có thể cải thiện chất lượng dịch của mình.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Kết quả từ luận án này có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác tiếp theo. Thứ nhất, có thể tiếp tục nghiêp cứu về trừu tượng hoá vỏ ngôn ngữ ở nhiều loại văn bản khác nhau và trong dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp. Thứ hai, thu thập dữ liệu từ nhiều dịch giả chuyên nghiệp hơn để có thể đi đến một kết luận khái quát. Thứ ba, có thể nghiên cứu phát triển các bài tập để giúp sinh viên thực hiện kỹ năng này tốt hơn. Cuối cùng, những kết quả liên quan đến quá trình tri nhận của người dịch có thể góp phần cải thiện và phát triển các phần mềm dịch tự động.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Dương Thị Giang (2019), “Trừu tượng hóa vỏ ngôn ngữ và bước diễn đạt trong qui trình dịch”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2019 - Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 128-135.

Dương Thị Giang (2020), “La déverbalisation dans l’approche socio-linguistique d’EUGENE NIDA”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2020 và Diễn đàn lần thứ X về nghiên cứu giảng dạy tiếng Hán khu vực Đông Á dành cho HVCH & NCS tại trường ĐHNN-ĐHQGHN (2020 IGRS & 10th EACTF). Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 391-399.

Dương Thị Giang (2021), “Nguyên tắc hoán dụ trong lý thuyết dịch nghĩa ngôn bản”. Hội thảo khoa học quốc gia 2021 - Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam. Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Dương Thị Giang (2021), “Etape de déverbalisation dans le processus de traduction: un concept pluridisciplinaire et le rôle indispensable dans l’enseignement de la traduction du français en vietnamien”. Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2021 (2021 IGRS). Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 1016-1023.

 

 VNU Media - VNU - ULIS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 388 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC