1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Bích Ngọc 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 12/12/1973 4. Nơi sinh: Thái Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3844/QĐ-ĐT ngày 22/12/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 113/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc trả về địa phương do hết thời hạn học tập Công văn 785/ĐHQGHN-ĐT ngày 20/3/2019 của Đại học Quốc gia cho phép gia hạn thời gian nộp luận án 8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững 9. Mã số: Thí điểm 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Trương Quang Học – Viện Tài nguyên và Môi trường TS. Nghiêm Thị Phương Tuyến – Viện Tài nguyên và Môi trường 11. Tóm tắt kết quả mới của luận án: Luận án lần đầu tiên đưa ra kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế nông nghiệp cấp huyện (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Luận án lần đầu tiên áp dụng kết hợp ba chỉ số: i) chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI), ii) chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI-IPCC) và iii) chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI) vào đánh giá định lượng tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế nông nghiệp cho 3 xã Khánh Lộc, Vượng Lộc và Vĩnh Lộc thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Luận án bước đầu đề xuất được mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH cho 3 xã Khánh Lộc, Vượng Lộc và Vĩnh Lộc thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ hỗ trợ các cấp chính quyền và người dân địa phương lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH và phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng phạm vi đánh giá cho tất cả các xã tại Can Lộc, hoặc đánh giá tất cả các huyện của Hà Tĩnh để có cái nhìn tổng quan hơn. Việc đánh giá này có thể duy trì, cập nhật hàng năm để so sánh mức độ DBTT sinh kế, từ đó có các điều chỉnh hoặc định hướng xây dựng kế hoạch sát thực tế hơn. Cần có 1 nghiên cứu chuyên sâu xem xét giá trị của trọng số đối với các yếu tố chính và yếu tố hợp thành khi sử dụng các phương pháp tính toán chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế khác nhau và xác định độ lệch cho phép của sự biến thiên giữa các trọng số này. Cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu trong đó có áp dụng thực tiễn đối với từng mô hình sinh kế, trên cơ sở xem xét chỉ số DBTT sinh kế và phối kết hợp với dự báo/kịch bản của BĐKH để xem xét tính bền vững và thích ứng với từng mô hình và với từng điệu kiện thực tế cụ thể/từng vùng sinh thái cụ thể. 14. Những công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Phùng Ngọc Trường, Lê Anh Tuấn, Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Xuân Thắng (2019), “Áp dụng chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế gắn với rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi, số 66 – Tháng 9/2019, tr. 123-130. Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hồng Sơn, Lý Kim Chi (2019), “Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tới sinh kế tại ba xã đồng bằng thấp trũng thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, số 10 – tháng 6/2019, tr. 55-64. Lê Phương Hoà, Phạm Thị Bích Ngọc (2019), “Phát triển nông nghiệp ở Malaysia: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (228) 2019, tr. 38-46. Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hồng Sơn (2018), “Sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu – Kinh nghiệm của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, số 8 - tháng 12/2018, tr. 63-72. |