1. Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Đức 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 28/04/1984 4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 4067/QĐ-ĐHKHTN ngày 01/12/2016 về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ. - Quyết định số 596/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/03/2018 về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh. - Quyết định số 4728/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trong một số perovskite manganite và dây từ hợp kim chứa Gd 8. Chuyên ngành: Vật lý chất rắn 9. Mã số: 9440130.02 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thu Hương; GS.TS Phan Mạnh Hưởng 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: w Đã chế tạo thành công các hệ vật liệu perovskite: REMnO3 (RE = La, Pr) và (La0,5Pr0,5)1-xBaxMnO3 với x = 0 – 0,5. Khảo sát cấu trúc và tính chất từ cho thấy ứng với x = 0,4 thì vật liệu có tính sắt từ tốt nhất (LPBMO) và nhiệt độ Curie (TC) lớn nhất. w Đã nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt (MCE) và thuộc tính tới hạn đối với vật liệu LPBMO. Sự tồn tại của tương tác sắt từ khoảng ngắn trên TC dẫn đến sự phụ thuộc đáng kể của từ độ vào từ trường, gây ra sự mở rộng của quá trình chuyển pha sắt từ - thuận từ (FM – PM). Mặc dù các vật liệu perovskite manganite có ưu thế về giá thành sản xuất rẻ và dễ chế tạo nhưng tính chất từ nhiệt của chúng không đáp ứng được các tiêu chí của vật liệu ứng dụng làm lạnh từ tiên tiến hiện nay. w Đã nghiên cứu cấu trúc, tính chất từ, hiệu ứng MCE và thuộc tính tới hạn của dây từ nhiệt vô định hình Gd60Fe20Al20, cho khả năng làm lạnh tốt hơn các vật liệu hợp kim dạng khối và băng Gd-Fe-Al cũng như dây từ có tỉ phần hợp kim tương tự Gd60Co20Al20. Sự tồn tại đồng thời của tương tác sắt từ Gd-Gd, Fe-Fe và tương tác phản sắt từ Gd-Fe dưới TC, dẫn đến sự mở rộng vùng chuyển pha FM-PM trong khi vẫn duy trì giá trị entropy từ biến thiên (DSM) cao. Dây từ Gd60Fe20Al20 cho hiệu suất làm lạnh (RCP) cao, lớn hơn rất nhiều so với vật liệu LPBMO. w Đã nghiên cứu cấu trúc, tính chất từ, hiệu ứng MCE và các số mũ tới hạn của vật liệu dây từ hợp kim vô định hình Gd50(Co69,25Fe4,25Si13B13,5)50. Việc kết hợp thành phần hợp kim Co69,25Fe4,25Si13B13,5 có đặc tính từ mềm tốt với Gd theo tỷ phần 50:50 tạo ra một dây từ nhiệt có TC cao hơn so với hệ Gd-Co-Al, trong khi vẫn duy trì RCP lớn. Việc phân tích hệ thống các số mũ tới hạn cho thấy có sự tồn tại tương tác khoảng dài dưới TC và tương tác khoảng ngắn trên TC, tương tự như LPBMO, tuy nhiên dây từ có moment từ cao hơn nên giá trị DSM nhận được là cao hơn. w Đã nghiên cứu cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng MCE của các dây từ nhiệt composite Gd73,5Si13B13,5/GdB6. Các kết quả nhận được chứng tỏ rằng việc tạo ra pha nano tinh thể có thành phần GdB6 ( 10 nm), có tính chất phản sắt từ yếu, trên nền ma trận vô định hình Gd73,5Si13B13,5 tạo ra vật liệu composite từ nhiệt mới có các tính chất từ và từ nhiệt tối ưu, là một ứng cử viên đầy tiềm năng cho các ứng dụng làm lạnh từ tiên tiến. Việc tạo ra pha nano tinh thể phản sắt từ yếu trong ma trận vô định hình sắt từ là một cách thức tiếp cận mới nhằm nâng cao DSM và RCP. Các kết quả về hiệu ứng MCE và tham số tới hạn trong luận án đã được đăng trên 04 bài báo thuộc tạp chí ISI (1 bài trên tạp chí Intermetallics (ISI,Q1), 2 bài trên tạp chí Journal of Alloys and Compounds (ISI,Q1) và 1 bài trên tạp chí Journal of Electronic Materials (ISI,Q2)); 2 bài trên các tạp chí trong nước và 6 bài và tóm tắt trong các Hội nghị chuyên ngành trong nước và quốc tế. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Vật liệu từ nhiệt dạng dây hợp kim có khả năng ứng dụng rất cao trong các thiết bị làm lạnh từ tiên tiến nhờ những ưu điểm vượt trội của nó. Đặc biệt, dây từ nhiệt composite với sự có mặt của các hạt nano phản sắt từ yếu trên nền ma trận dây từ vô định hình là một cách tiếp cận mới có tính ứng dụng cao nhằm nâng cao hiệu ứng từ nhiệt của vật liệu dây từ. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt của dây từ hợp kim với các thành phần khác nhau nhằm ứng dụng trong các thiệt bị làm lạnh ở các khoảng nhiệt độ khác nhau. Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt dạng dây được sắp xếp theo các cấu hình khác nhau: dạng đơn và đa lớp, dạng tròn, vv. Các nghiên cứu này có thể giúp nâng hiệu suất làm lạnh cao. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] N.T.M.Duc, C.M.Hung, N.T.Huong, M.H.Phan (2020), “Magnetic interactions and magnetocaloric effect in (La0.5Pr0.5)0.6Ba0.4MnO3: Effect of A-site co-doping”, Journal of Electronic Materials 49, tr. 2596-2607 (ISI, Q2) [2] N.T.M.Duc, H.X. Shen, O. Thiabgoh, N.T.Huong, J.F.Sun, M.H.Phan (2020), “Melt-extracted Gd73.5Si13B13.5/GdB6 ferromagnetic/antiferromagnetic microwires with excellent magnetocaloric properties”, Journal of Alloys and Compounds 818, tr. 153333 (ISI, Q1) [3] N.T.M.Duc, H.X.Shen, E.Clements, O.Thiabgoh, J.L.Sanchez Llamazares, C.F.Sanchez-Valdes, N.T.Huong, J.F.Sun, H.Srikanth, M.H.Phan (2019), “Enhanced refrigerant capacity and Curie temperature of amorphous Gd60Fe20Al20 microwires”, Journal of Alloys and Compounds 807, tr. 151694 (ISI, Q1) [4] N.T.M.Duc, H.X.Shen, E.Clements, O.Thiabgoh, J.L.Sanchez Llamazares, C.F.Sanchez-Valdes, N.T.Huong, J.F.Sun, H.Srikanth, M.H.Phan (2019), “Critical magnetic and magnetocaloric behavior of amorphous melt-extracted Gd50(Co69.25Fe4.25Si13B13.5)50 microwires”, Intermetallics 110, tr. 106479 (ISI, Q1) [5] Nguyễn Thị Mỹ Đức, Ngô Thu Hương, Phan Mạnh Hưởng (2019), “Ảnh hưởng của kim loại sắt từ lên nhiệt độ chuyển pha của vật liệu từ nhiệt dạng dây micro nền Gd”, Kỷ yếu Hội nghị Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc SPMS 2019 (Quy Nhơn, Vietnam), tr. 98 – 102 [6] N.T.M.Duc, M.Kurisu, K.Konishi, M.H.Phan, N.T.Huong (2016), “Structure and magnetic properties of REMnO3 system”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics số 32, quyển 4, tr. 6-11 [7] Nguyễn Thị Mỹ Đức, Ngô Thu Hương (2016), “Nghiên cứu ảnh hưởng của ion đất hiếm lên cấu trúc và tính chất từ của perovskite manganite”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 20(03), tr. 1-6 [8] Nguyễn Thị Mỹ Đức, Ngô Thu Hương (2016), “Nghiên cứu tính chất cấu trúc và tính chất từ của perovskite (La0,5Pr0,5)1-xBaxMnO3 với x = 0; 0,2 và 0,4”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc 2016 (TP Hồ Chí Minh, Việt Nam), tr. 905-914 [9] N.T.M.Duc, H.X.Shen, E.Clements, N.T.Huong, H.Srikanth, M.H.Phan (2019), “Magnetocaloric microwires for energy efficiency magnetics refrigeration”, Hanoi International Symposium on Advanced Materials and Devices (HISAMD 2019) January 10-12, 2019, Hà Nội, Việt Nam [10] N.T.M.Duc, H.X.Shen, S.Jiang, N.T.Huong, J.F.Sun, M.H.Phan (2018), “Magnetic and Magnetocaloric Behaviors in Gd50Al25Co25/FeNi Core/Shell Structured Microwires”, The 5th International Conference of Asian Union of Magnetics Societies (IcAUMS 2018) June 3-7 2018, Jeju, Korea [11] N.T.M.Duc, N.T.Huong, M.H.Phan (2016), “The effect of doping concentration on structural properties and magnetic properties of the manganite (La0.5,Pr0.5)1-xBaxMnO3 system (with x=0;0.1;0.2;0.3;0.4;0.5)”, International Workshop on Advanced Materials and Nanotechnology (IWAMN 2016) November 3-5, 2016, Hà Nội, Việt Nam [12] N.T.M.Duc, N.T.K.Van, N.T.Huong, M.Kurisu, K. Konishi, N.H.Hong (2015), “Structure and magnetic properties of RMnO3 system”, The International Workshop on Nanoscience and Nanotechnology: Opportunities for Academia & High Tech Industry, Joint 4th Asia-Pacific Chemical and Biological Microfluidics Conferences (IWNN-APCBM 2015), November 2-4, 2015, Đà Nẵng, Việt Nam |