- Phát triển khoa học kiểm tra đánh giá, đổi mới các phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học, đổi mới toàn bộ hệ thống đo lường đánh giá - Các CTĐT được xây dựng theo hướng tiếp cận sản phẩm đầu ra. - Cơ cấu ngành nghề đào tạo được chuyển dịch theo hướng thích ứng với cuộc cách mạng chuyển đổi số, tăng tính ứng dụng và khả năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. - Quy mô đào tạo tăng 1,6 lần, từ 24.000 sinh viên (năm 2015) lên 35.000 sinh viên (năm 2019). Các CTĐT tài năng, tiên tiến, chất lượng cao chiếm 34,4% tổng quy mô đào tạo chính quy. - Mở mới 127 CTĐT ở các bậc học, trong đó có 59 CTĐT đại học, 51 CTĐT thạc sĩ và 17 CTĐT tiến sĩ. Các CTĐT có tính liên ngành, mũi nhọn, thích ứng với yêu cầu của hiện tại và hướng tới tương lai. - Bên cạnh các ngành học truyền thống, ĐHQGHN liên tục phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên ngành và xuyên ngành nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. - Tiên phong trong đổi mới hoạt động giảng dạy theo hướng “cá thể hóa”, lấy người học làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động của người học, đồng thời phát triển phẩm chất, tầm nhìn, năng lực và kỹ năng cho người học được chú trọng. |