Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN (VNU-VSL) đã tới dự và chúc mừng các nhóm nghiên cứu. Phó Giám đốc ĐHQGHN đánh giá cao sự cộng hưởng của Khoa Quốc tế trong việc hình thành VISL, như một bộ phận không thể tách rời của VNU-VSL, nơi triển khai, đề xuất ý tưởng nghiên cứu. VSL, VISL đã lan tỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học, góp phần tạo dựng những giá trị cốt lõi về học thuật trong một cơ sở đại học, ... Ban Giám đốc ĐHQGHN trực tiếp tham gia các hoạt động của VSL, VILS bởi muốn lắng nghe trực tiếp ý kiến của các nhà khoa học. Thông qua các hoạt động của VSL, VISL, mỗi nhà khoa học sẽ cùng nâng cao tầm nhìn của đội ngũ nhà khoa học đối với tri thức mọi mặt của đời sống. Phó Giám đốc bày tỏ sự mong muốn và tin tưởng VISL trở thành trụ cột đóng góp vào uy tín khoa học của ĐHQGHN - đơn vị tiên phong trong việc thúc đẩy hoạt động của nhà khoa học, gia tăng của các công bố và hội nhập quốc tế trong hoạt động khoa học. Trong khuôn khổ của lễ ra mắt VISL, PGS.TS Lê Trung Thành - Chủ nhiệm Khoa Quốc tế chia sẻ, năm 2020 đánh dấu là năm có nhiều đổi mới trong hoạt động khoa học công nghệ của VNU-IS. VISL được thành lập nhằm tập hợp, kết nối các nhà khoa học trẻ của Khoa Quốc tế, của các trường đại học đối tác và từ Chương trình Thu hút học giả quốc tế, từ đó tạo thành một “young talent pool” cung cấp nguồn lực đa dạng, giàu tư duy đổi mới và nhiệt huyết, sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm của Khoa. Các hoạt động của VISL nhằm mục đích tạo mạng lưới kết nối các nhà khoa học trẻ đang tham gia công tác tại Khoa để cùng tăng cường chia sẻ và hợp tác trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy; tạo điều kiện và hỗ trợ các nhà khoa học trẻ phát triển đạt chuẩn Việt Nam và quốc tế; hỗ trợ các nhà khoa học trẻ đẩy mạnh công bố nghiên cứu khoa học ra quốc tế; nâng cao năng lực lãnh đạo và hiểu biết về văn hóa, định hướng phát triển Khoa cho các nhà khoa học trẻ, từ đó nhận diện và quy hoạch nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhiệm vụ trọng tâm, cho các vị trí quản lý trong tương lai. VISL sẽ là nơi hỗ trợ các thành viên phát triển theo lộ trình cá nhân, đạt các tiêu chuẩn về học hàm, học vị, nâng cao năng lực về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu Khoa Quốc tế. Tại lễ ra mắt, lãnh đạo của VNU – IS đã trao chứng nhận cho 10 nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa Quốc tế gồm các lĩnh vực Quản lý và kinh doanh quốc tế; Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Marketing; Tài chính; Quản lý; Khoa học máy tính và thông tin; Hệ thống thông tin;Khoa học dữ liệu; Học máy, tính toán thông minh và ứng dụng; Ngôn ngữ học. Các nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa Quốc tế là nơi hội tụ, kết hợp của các nhà khoa học, nhà công nghệ có thành tích nghiên cứu tốt và có kinh nghiệm xây dựng nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước như: GS.TS Nguyễn Đức Khương – người đã từng được dự án RePEc xếp hạng 7/200 nhà kinh tế hàng đầu thế giới và hiện là thành viên Tổ tư vấn kinh tế, tư vấn cho Thủ tướng về các vấn đề phát triển kinh tế; GS.TSKH Hồ Tú Bảo - Giáo sư chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Học máy, thành viên nhóm Think Tank VINASA và hiện là cố vấn cho chương trình Phân tích dữ liệu kinh doanh của Khoa; GS.TS Lê Thị Hoài An - chuyên gia hàng đầu về chuyển giao công nghệ trong Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo, người được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương “Ordre des Palmes Académiques” - giải thưởng quốc gia cho các học giả và nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực “Văn hóa và Giáo dục”. Các trưởng nhóm nghiên cứu mạnh được lựa chọn hiện là giảng viên cơ hữu tại Khoa Quốc tế. Với nguồn nhân lực nhiều tiềm năng và mạnh mẽ như vậy, 10 nhóm nghiên của Khoa Quốc tế sẽ trở thành những hạt nhân cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Các nhóm nghiên cứu, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu, còn có trách nhiệm xây dựng các chương trình đào tạo, làm sao để gắn kết chương trình đào tạo của Khoa với thực tiễn, phát huy được hết sức mạnh và khả năng của các giảng viên trong nghiên cứu và giảng dạy. Được thành lập năm 2002, Khoa Quốc tế trực thuộc ĐHQGHN đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học tại Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Australia, Canada, Malaysia…, tổ chức nhiều chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học bằng tiếng Anh với nhiều hình thức đào tạo linh hoạt. Sinh viên Khoa Quốc tế có thể học toàn phần tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp sang học tại các trường đại học nước ngoài. Kết thúc chương trình, sinh viên được nhận bằng cử nhân chính quy của ĐHQGHN hoặc của các trường đối tác có giá trị toàn cầu, được Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam công nhận. Trong năm học 2020 – 2021, Khoa Quốc tế tuyển sinh các chương trình đào tạo đại học và sau đại học, gồm các chương trình: Cử nhân Kinh doanh quốc tế; Cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán; Cử nhân Hệ thống thông tin quản lý; Cử nhân Tin học và Kỹ thuật máy tính; Cử nhân Phân tích dữ liệu kinh doanh (do ĐHQGHN cấp bằng); Cử nhân Marketing (đồng cấp bằng giữa ĐHQGHN và Trường Đại học HELP, Malaysia); Cử nhân Quản lý (đồng cấp bằng giữa ĐHQGHN và Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ); Cử nhân Quản lý (liên kết với Trường Đại học Keuka, Hoa Kỳ); Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch (liên kết với Trường Đại học Troy, Hoa Kỳ); Cử nhân Kế toán và Tài chính (liên kết với Trường Đại học East London, Vương quốc Anh); Thạc sĩ Quản trị tài chính (do ĐHQGHN cấp bằng); Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (EMBA) và Thạc sĩ Quản lý thông tin (MIM) (liên kết với Trường Đại học Lunghwa, Đài Loan); Thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm quốc tế và Thạc sĩ Nghiên cứu và Tác nghiệp Marketing (liên kết với Trường Đại học Nantes, CH. Pháp). | >>>>> Các tin bài liên quan: - VNU - IS: Môi trường học tập theo chuẩn quốc tế - VNU-IS quyết tâm hướng đến một trường đại học quốc tế quy mô 8000 sinh viên tại Hòa Lạc |